Trời lạnh mà bé mắc phải những tình huống này thì đừng tắm dù ‘bẩn’ đến đâu

Khi thời tiết chuyển lạnh, việc tắm cho bé là một vấn đề nan giải. Nhưng nếu không tắm thì sẽ có rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn trên người bé, tắm thì lại sợ trẻ bị ốm do quá lạnh. Vậy làm sao để đảm bảo an toàn khi tắm cho bé mùa đông, hãy đọc bài viết dưới đây.

Tần suất tắm hợp lý

Bề mặt da của cơ thể con người thường được bao phủ bởi lớp bụi mà mắt thường không nhìn thấy được, cũng như lớp dầu mỡ và cặn bẩn trao đổi chất. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên có thể dẫn đến sự phát triển của nhiều loại nấm và vi khuẩn trên da, dễ dẫn đến các bệnh ngoài da cho bé.

chăm sóc trẻ nhỏ, chăm con, lưu ý chăm sóc trẻ

(Ảnh minh họa)

Vì vậy, trẻ sơ sinh sau ba tháng tuổi có thể duy trì tần suất vệ sinh hai đến ba lần một tuần, thời gian mỗi lần tắm không quá 15 phút. Quấn khăn mềm cho bé sau khi tắm, lau khô người kịp thời và nhanh chóng, thoa kem dưỡng ẩm an toàn, không gây kích ứng da cho bé.

Cần chú ý điều gì khi đi tắm

Ngoài tần suất và thời gian tắm, cha mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm đến nhiệt độ phòng tắm và việc điều chỉnh nhiệt độ nước tắm.

Trước hết, làm nóng phòng tắm trước để tránh bé bị ốm do nhiệt độ chênh lệch quá nhiều. Nhiệt độ tốt nhất là 25 – 28 độ C. Nếu để nhiệt độ quá cao sẽ khiến cơ thể bé mất nước, có thể bị chóng mặt, suy sụp.

chăm sóc trẻ nhỏ, chăm con, lưu ý chăm sóc trẻ

(Ảnh minh họa)

Thứ hai, nhiệt độ nước tắm thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh là khoảng 37 – 40 độ C. Thông thường bố mẹ thường dùng lòng bàn tay để cảm nhận nhiệt độ của nước tắm, khuyên bố mẹ nên dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước để đo nhiệt độ hơn chính xác.

Thứ ba, chuẩn bị trước quần áo để thay. Quần áo mùa đông nếu không được làm khô hoàn toàn sẽ bị ẩm, thô và cứng. Trẻ sơ sinh có thể cảm thấy khó chịu khi mặc quần áo như vậy, có thể dẫn đến hành vi quấy khóc và chống đối. Bạn có thể sấy khô và làm nóng quần áo bằng máy sấy tóc trước khi trẻ ra khỏi bồn tắm để chúng thoải mái, mềm mại và có nhiệt độ tương đương với cơ thể bạn.

Thứ tư, hầu hết các bé đều không chịu tắm và sẽ vùng vẫy trong bồn tắm, bạn có thể đặt một số đồ chơi nổi trong bồn tắm để thu hút sự chú ý của bé và giải tỏa lo lắng, cáu gắt của bé một cách hiệu quả.

Thứ năm, không nên coi thường phần lau người cho trẻ sau khi tắm. Trình tự đúng là lau đầu trước, sau đó đến cơ thể. Đặc biệt, những vùng kín như bụng, bẹn càng phải lau cẩn thận. Nếu không được làm khô kỹ có thể gây viêm da.

Ngoài ra, đối với những ông bố bà mẹ mới làm quen, có một số chi tiết không thể bỏ qua khi tắm cho bé:

Thứ tự cho nước vào bồn tắm hợp lý là cho nước lạnh vào trước, sau đó cho dần một lượng nước nóng thích hợp.

chăm sóc trẻ nhỏ, chăm con, lưu ý chăm sóc trẻ

Nếu trẻ đang bị ốm hay vừa mới ốm dậy, mẹ cũng không nên tắm cho bé lúc này. Thay vào đó, mẹ có thể dùng khăn ấm lau quanh người bé. (Ảnh minh họa)
Thời gian tắm cho trẻ tốt nhất là khoảng thời gian giữa các cữ bú của mẹ, tránh để trẻ bị trào sữa do đói hoặc no.

Nếu trẻ khó đi vào giấc ngủ, bạn có thể sắp xếp thời gian tắm trước khi đi ngủ, việc tắm có tác dụng làm tăng cơn buồn ngủ cho trẻ và giúp trẻ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Đặc biệt, nếu bé mắc phải những tình huống này: vừa vận động mạnh, tiêm vắc xin, da bị tổn thương nặng, sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy nhiều lần thì không được tắm cho bé dù “bẩn” đến đâu.

Theo ngoisao Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://ngoisao.vn/suc-khoe/cham-con/troi-lanh-ma-be-mac-phai-nhung-tinh-huong-nay-thi-dung-tam-du-ban-den-dau-381374.htm
BÀI LIÊN QUAN
X