Trên đời này có 3 kiểu người luôn được Phật Bồ Tát yêu quý, làm gì cũng được ngài che chở, họ là ai?

Nhà Phật quan niệm, Bồ Tát Quán Thế Âm là biểu tượng của lòng đại bi, nền tảng của mọi công hạnh tu tập, mà cũng là chỗ nương cậy mong cầu cứu khổ hạnh của chúng sanh. Các bậc hành giả khi tu tập đều quy hướng về Ngài như một tấm gương sáng

Nhà Phật quan niệm, Bồ Tát Quán Thế Âm là biểu tượng của lòng đại bi, nền tảng của mọi công hạnh tu tập, mà cũng là chỗ nương cậy mong cầu cứu khổ hạnh của chúng sanh. Các bậc hành giả khi tu tập đều quy hướng về Ngài như một tấm gương sáng để noi theo, mà tất cả chúng sinh đang khổ đau cũng như quy hướng về Ngài để được che chở.

Vậy nên, dù là kẻ nghèo khó, nhà quê hay bậc trí giả, giàu sang, chỉ cần hướng Phật, tu tâm tu thân, hướng thiện hành thiện thì ai ai cũng sẽ được Ngài che chở, phổ độ. Bồ Tát đạt từ đại bi không ghét cũng không ruồng bỏ bất cứ ai ở đời này.

Thế nhưng, nếu đứng dưới góc độ phàm nhân, Bồ Tát cũng có đối tượng mà Ngài thích và không thích. Người có thể nghe theo và làm theo lời của Phật Bồ Tát, đương nhiên là người được Ngài yêu quý. Còn người không tin nhân quả, phỉ báng Phật, không kính Phật thì làm sao được chư Phật, Bồ Tát phù hộ cho.

Sau đây là 3 kiểu người, Đức Phật Bồ Tát vô cùng yêu quý:

1. NGƯỜI TIN VÀO NHÂN QUẢ

Phật Bồ Tát luôn đối xử bình đẳng với chúng sanh. Ngài sẽ không chỉ ban phước cho bạn vì bạn thường thờ cúng và vái lạy Ngài, đồng thời Bồ Tát cũng sẽ không trừng phạt ai vì họ không thích bái Phật.

Thực tế, Đạo Phật rất chú trọng đến luật nhân quả, con người trồng “nhân” nào sẽ “gặt” quả đấy. “Nhân” có nghĩa là nguyên nhân, là hạt, là hạt giống. Quả là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp nhau mà có.

Nếu bạn không gieo nhân lành lại muốn xin Phật Bồ Tát phù hộ độ trì để gặt hái thành quả thì không có. Mình tự gieo nhân nào thì sẽ gặt quả nấy, tùy vào thiện ác ít nhiều.

3-kieu-nguoi-luon-duoc-Phat-Bo-Tat-yeu-quy-ho-la-ai8

Mỗi người khi sinh ra và lớn lên đều có hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Buồn vui sướng khổ mỗi người mỗi vẻ. Nhưng tựu lại, dường như ai cũng có nỗi khổ riêng. Và rồi, có người trông cậy vào thờ cúng, bói toán… với mong ước thay đổi số mệnh. Nhưng nếu không thực sự hiểu được quy luật nhân quả, chúng ta sẽ không thể thay đổi được số mệnh từ gốc.

Vì vậy, khi tin sâu vào luật nhân quả, con người sẽ dám làm, dám hi sinh, hướng về những điều tốt đẹp, giúp đời giúp người. Với những hành động cao thượng, những nguyên nhân tốt ấy sẽ đem lại kết quả tốt đẹp cho mình cho người.

2. NGƯỜI HIẾU THẢO

Kiểu người được Bồ Tát quý mến và che chở thứ hai chính là người có lòng hiếu thảo với cha mẹ. Phật học có câu: “Hiếu kính cha mẹ tại gia, cần gì phải thắp hương xa”.

Theo Phật giáo, cha mẹ là phước báo lớn nhất trên đời, cha mẹ chính là Phật sống, là Bồ Tát. Hiếu kính cha mẹ chính là cúng dường chư Phật, công đức đạt được như nhau.

Người xưa nói “Bất thiện hiếu vi tiên”, tức là trong tất cả các loại đức hạnh của con người thì Hiếu là hàng đầu. Vậy nên, phận làm con phải biết kính trên nhường dưới báo đáp công lao dưỡng dục sinh thành.

Phận làm con cái, nếu ngay cả việc hiếu thuận với cha mẹ không làm được thì có thể làm nên trò trống gì nữa

3-kieu-nguoi-luon-duoc-Phat-Bo-Tat-yeu-quy-ho-la-ai-7

Một kẻ bất hiếu, rũ bỏ ân sinh dưỡng của cha mẹ, cho dù có cúng dường hậu hĩnh đến đâu thì chư Phật Bồ Tát cũng không thể che chở, độ trì được. Bởi vì loại người này làm trái lời dạy của Đức Phật, không phải cùng kiểu người với các Ngài.

Bạn là người như thế nào, bạn sẽ thu hút những kiểu người đồng dạng như vậy đến bên cạnh. Bạn muốn kết bạn với những người như thế nào thì trước tiên bản thân bạn phải trở thành loại người đó.

Đạo Phật dạy về đạo Hiếu, chư Phật Bồ Tát đều là những người con hiếu kính với cha mẹ, đề cao tấm lòng hiếu thảo, răn dạy tất cả chúng Phật tử phải làm tròn chữ hiếu với bậc sinh thành. Cho nên muốn được Phật Bồ Tát che chở, bạn nhất định phải trở thành một người con có hiếu với cha mẹ.

Người hiếu thuận cha mẹ thì tự nhiên sẽ cảm được chư Phật Bồ tát, các Ngài đương nhiên sẽ phù hộ độ trì, che chở cứu giúp người ấy.

3. NGƯỜI THỌ GIỚI VÀ BỐ THÍ

Những người tu đạo, biết thọ giới và bố thí cúng dường đương nhiên là 1 trong 3 kiểu người được Đức Phật Bồ Tát quý nhất. Đó là người hiểu và làm theo lời răn dạy hướng thiện, người có thể cắt bỏ nhân ác, người thích bố thí thì đương nhiên gặt hái được quả ngọt.

Thường khi nói đến thọ Giới, chúng ta thường hay nghĩ ngay là không được làm điều này, không được làm điều kia, phải giữ gìn các điều cấm giới rất khó giữ mà phạm vào là coi như có tội, chúng ta cảm thấy Giới như một sự gò bó khó chịu, một gánh nặng phải đeo mang.

Thế nhưng Đức Phật chế lập ra Giới vốn không phải để giới hạn bất cứ vấn đề nào cả.

Thọ giới không có nghĩa là gượng ép bản thân vào một kỷ luật sắt thép nào đó để rồi cứ tiếp tục lòng vòng trong các cõi luân hồi bất tận, mà thọ giới có nghĩa là thâu nhận lấy một bản thể thanh tịnh giải thoát vào tâm mình để rồi ra sức trì giữ, phát triển cho bản thể ấy thành quả giải thoát viên mãn khỏi luân hồi này.

3-kieu-nguoi-luon-duoc-Phat-Bo-Tat-yeu-quy-ho-la-ai-4

Giới luật của Phật giáo chú trọng tu thân làm người, điều này được gọi là “ngưỡng chỉ duy Phật-đà, hoàn thành nhân cách” (ngưỡng vọng và noi theo tấm gương Đức Phật để hoàn thành nhân cách), làm một con người tốt; tu thân hoàn thành mới có thể khai phá trí tuệ sáng ngời bên trong, chứng ngộ chân lý cao nhất.

Dù chúng ta ở đâu, chỉ cần giữ được giới thì sẽ càng ngày càng gần Phật, ngày ngày tu theo Phật mà không theo lời dạy thì không thể chứng ngộ quả Phật, thoát khỏi khổ đau.

Còn bố thí là sự mở lòng đối với thế giới xung quanh. Đó là sự hiểu biết cảm thương đến hoàn cảnh không may mắn của người khác để rộng lòng giúp đỡ. Mở tâm là dấu hiệu của giác ngộ, điều kiện để vượt qua tập quán tham chấp khổ đau và thực nghiệm giải thoát an lạc.

Nói đơn giản, bố thí nghĩa “cho”. Cái gì của mình mà có thể đem ra “cho” người khác, thì gọi là “cho”.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X