Trẻ 𝚖ắ𝚌 𝚑ộ𝚒 𝚌𝚑ứ𝚗𝚐 𝚃𝙸𝙲 do điện thoại, tivi tăng mạnh: 𝙻ắ𝚌 đầ𝚞, 𝚐𝚒ậ𝚝 𝚟𝚊𝚒, 𝚗𝚑á𝚢 𝚖ắ𝚝 không dừng được

Gần đây Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) có rất nhiều trẻ đến khám và điều trị do mắc phải hội chứng Tic. Nguyên nhân là hầu hết các bé mắc hội chứng này đều có thời gian xem tivi và sử dụng điện thoại quá nhiều.

Gần đây Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) có rất nhiều trẻ đến khám và điều trị do mắc phải hội chứng Tic. Nguyên nhân là hầu hết các bé mắc hội chứng này đều có thời gian xem tivi và sử dụng điện thoại quá nhiều.

Hội chứng tic: Nguyên nhân, phương pháp điều trị đúng cách

Một trong số đó là bé trai 10 tuổi, bé vừa được bố mẹ đưa đến khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 khám với các biểu hiện như nheo mắt tay chân bị giật, lắc đầu liên tục không kiểm soát được… Tại đây, bé được bác sĩ chẩn đoán mắc phải hội chứng Tic.

Bác sĩ Lý Hiển Khánh của khoa này cho biết, khi thăm khám và làm xét nghiệm thì thấy rằng, bé trai này vẫn tỉnh táo, tiếp xúc bình thường không giống như mắc các bệnh về cơ thần kinh.

Vậy nhưng sau khi hỏi han người nhà mới biết, khi ở nhà, bé trai này đã sử dụng điện thoại, ipad chơi game và xem ti vi rất nhiều. Đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh, các bé không ra ngoài và công cụ học tập, giải trí đều là chiếc điện thoại.

Bé trai này được xác định mắc phải hội chứng Tic – hội chứng rối loạn vận động. May mắn là sau thời gian hạn chế dùng những thiết bị điện tử này và sử dụng thuốc liều thấp, bé đã có nhiều cải thiện.

Với hội chứng Tic âm thanh đơn giản bao gồm: Thở dài, lẩm bẩm, ho, các âm thanh khác như la hét, tặc lưỡi, hắng giọng… Còn với hội chứng Tic vận động đơn giản bao gồm: nháy mắt, giật cơ hàm, nhún vai, lắc đầu, chun mũi.

Tic phức tạp thường kéo dài lâu hơn, diễn ra đồng thời các Tic đơn giản bao gồm: Tic phức tạp về vận động như nhại động tác của người khác, đá chân, nhảy hay vuốt tóc… hoặc về âm thanh thì có thể  nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh, la hét…

Tóm lại bác sĩ Khánh cũng nói rằng, hội chứng Tic có thể gây ảnh hưởng tới bé rất nhiều.

Bác sĩ Khánh cũng cho biết, gần đây số trẻ đến khám và điều trị do mắc phải hội chứng Tic tăng rất cao. Trước đây trung bình 2-3 ngày khoa này tiếp nhận khoảng 1-2 trẻ, thì thời gian gần đây trung bình mỗi ngày tiếp nhận 5- 6 trẻ đến khám.

Xem tivi, sử dụng điện thoại nhiều trẻ dễ bị hội chứng Tic | baotintuc.vn

Theo chuyên gia này thì nguyên nhân khiến trẻ mắc hội chứng Tíc gia tăng có thể là do thời gian gian cách xã hội, các bé ở nhà và tiếp xúc màn hình máy tính, điện thoại, xem tivi quá nhiều. Đây là hội chứng có thể điều trị được, nhưng trẻ sẽ rất dễ bị tái phát lại.

Hội chứng Tic liên quan đến các biểu hiện về vận động và âm thanh, bệnh thường được chia làm 2 nhóm đơn giản và phức tạp.

‘Trẻ mắc hội chứng Tic có thể vận động sinh hoạt bình thường nhưng do bé có những hành động như giật vai, lắc đầu, tay chân liên tục không kiểm soát được nên dễ bị kỳ thị, từ đó khiến trẻ tự ti và ảnh hưởng đến kết quả học tập của con’.

Nhiều trẻ em Việt mắc hội chứng TIC do chơi game, dùng smartphone

Hội chứng Tích thường xảy ra ở các bé dưới 18 tuổi. Thường trầm trọng khi trẻ ở giai đoạn tuổi từ 11 – 12 tuổi, sau đó sẽ giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.

Với một số bé, rối loạn Tic sẽ biến mất hoàn toàn sau khi con lớn, nhưng cũng có trẻ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.

Theo webtretho Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://www.webtretho.com/f/benh-tre-em/tang-manh-tre-mac-hoi-chung-tic-do-dien-thoai-tivi-lac-dau-giat-vai-nhay-mat-khong-dung-duoc
BÀI LIÊN QUAN
X