Trẻ F0 không nằm ngửa khi ngủ vì 𝚝ổ𝚗 𝚝𝚑ươ𝚗𝚐 𝚙𝚑ổ𝚒, bé có được tắm khi 𝚖ắ𝚌 𝚋ệ𝚗𝚑? Bác sĩ Khanh trả lời

Trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 đang tăng cao, việc trẻ con trở thành F0 cũng không xa lạ. Nhất là những trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng thì càng đáng lo. Mới đây, Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Thầy thuốc Ưu tú, Chuyên gia Dịch tễ, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh

Trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 đang tăng cao, việc trẻ con trở thành F0 cũng không xa lạ. Nhất là những trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng thì càng đáng lo.

Mới đây, Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Thầy thuốc Ưu tú, Chuyên gia Dịch tễ, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) đã giải đáp một số thắc mắc của các phụ huynh về việc trẻ nhiễm Covid.

Hỏi: Em nghe nói trẻ nhiễm Covid khi ngủ không được nằm ngửa vì sợ tổn thương đến phổi. Em và cháu đều dương tính có được tắm rửa hàng ngày không ạ?

Đáp: Tiếng lành đồn xa. Tin nhảm đồn quá xá xa. Không tắm thì ngứa, không ngủ được nặng thêm. Ngủ không cho nằm ngửa là sao. Có vài đứa nhỏ cũng thích ngủ thế chổng mông đó. Đồn lung tung.

9Hỏi: Em hoảng quá, sao trẻ F0 uống thuốc paracetamol không hạ sốt?

Đáp: Không đủ liều, uống như ”gãi ngứa”. Con nít uống thuốc theo tuổi hay bị như vậy, phải theo cân nặng.

– Từ 30,35 ký trở lên thì uống paracetamol 500 mg như người lớn.

– Lấy số ký của trẻ nhân cho 15 mg nếu sốt cao cho một lần uống và không quá 500 mg (có đứa quá khổ trên 70 ký thì uống viên 650 mg cũng được).

Đợt này con nít F0 có đứa sốt cao thậm chí rét run nhưng 1,5 – 2 ngày đã tươi tỉnh. Có đứa còn hứng chí quay clip, chụp hình nhắn ”cám ơn bác con đã khoẻ rồi”.

Hỏi: Trẻ con bị sẽ nhẹ và nhanh khỏi đúng không ạ?

Đáp: Con nít hay người lớn bị Covid cũng là siêu vi hô hấp. Con nít mau khỏi hơn người lớn nhất là chủng omicron. Cũng sốt, ho, xổ mũi, khó ngủ. Có trẻ sốt cao, có trẻ sốt nhẹ nhưng hiếm khi quá 3 ngày. Con nít bệnh Covid từ từ hết.

Hỏi: Con nít bị nhiễm Covid có nguy hiểm không ạ?

Đáp:

– Con nít mắc Covid không phải là vấn đề, càng nhỏ càng nhẹ, không đáng lo kể cả chủng Omicron.

– Làm sao mà bằng tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi được. Làm sao mà bằng viêm phổi, viêm tiểu phế quản đo vi rút hợp bào (RSV) hay đo Adeno… được.

Chăm sóc và điều trị cho trẻ mắc COVID-19 thế nào?– Không thể lấy vài trường hợp hiếm rồi quy cho tất cả trẻ đều vậy. Giống như một trẻ bị ghẻ cần nhập viện thì tất cả trẻ bị ghẻ cần…

– Tại sao lại lo bệnh Covid ở trẻ em mà các bệnh dịch khác cũng thấy thường, chắc là quen và chưa quen. Nhưng chắc là sợ lây cho người lớn, kể cả nhân viên y tế cũng sợ lây, miệng thì bàn sợ lây cho người khác nên cần xét nghiệm sàng lọc, cách ly nhưng bụng thì sợ lây cho mình.

– Nếu sợ lây cho người lớn thì người lớn phải chích ngừa cho đàng hoàng, bây giờ không thiếu vaccine để người lớn chích ngừa đàng hoàng.

– Con nít hãy để chúng thoải mái, vô tư, người lớn đừng ăn gian và ăn hiếp con nít.

Con nít bị Covid hành. Con nít bị Covid làm sốt siêu vi.

Con nít bị Covid làm sốt siêu vi cả nhà, cả lớp, cả xóm…

Lúc trước thời Covid mỗi năm hay vài năm có những đợt sốt siêu vi con nít bị rất nhiều. Phòng mạch khám ngất ngư, bệnh viện Nhi đông nghẹt luôn. Lúc đó phụ huynh rất bình tĩnh và nói “đợt này mấy đứa nhỏ sốt siêu vi quá trời”.

Có những lúc dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng con nít cũng bị cả xóm, cả lớp, nhưng phụ huynh và nhà trường không lo lắm, chỉ có dân điều trị là bàn chuyện tăng cường, trữ thuốc.

Covid với con nít nhẹ và mau khỏi hơn sốt xuất huyết hay tay chân miệng sao phụ huynh và nhân viên y tế sợ hơn? Chắc vì lời đồn và sợ bị lây.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X