Trẻ 15 tháng tuổi nguy kịch sau ăn quả vải và những lưu ý bố mẹ không thể bỏ qua

Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận bệnh nhi 15 tháng tuổi bị hóc vải. Bé nhập viện vào 22h30 ngày 4/6, khi toàn thân đã tím tái, SP02 không đo được, nhịp tim rời rạc, nguy kịch… Gia đình bệnh nhi cho biết, trẻ tự ăn 1 quả vải

Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận bệnh nhi 15 tháng tuổi bị hóc vải. Bé nhập viện vào 22h30 ngày 4/6, khi toàn thân đã tím tái, SP02 không đo được, nhịp tim rời rạc, nguy kịch…

Gia đình bệnh nhi cho biết, trẻ tự ăn 1 quả vải đã được bóc bỏ vỏ và hạt, sau ăn trẻ bị hóc, khó thở nên đã được gia đình đưa vào Bệnh viện để cấp cứu.

Kíp trực khoa Nhi đã khẩn cấp thực hiện ngay các biện pháp chuyên môn và đẩy được quả vải bật ra khỏi thanh môn của trẻ thành công, sau đó thực hiện ép tim, bóp bóng, cấp cứu tích cực, trẻ đã cất được tiếng khóc và dần hồng hào trở lại.

Trước đó, vào khoảng 18h ngày 19/5, trong lúc ở nhà với người thân, cháu Mai Huy K. (SN 2018, trú xóm chợ Mõ, xã Hậu Thành, Nghệ An) có lấy quả vải để ăn. Trong lúc ăn bé đã bị hóc, dù được người thân đi cấp cứu nhưng bệnh nhi đã không qua khỏi.

Bé 15 tháng tuổi tím tái toàn thân do hóc quả vải | Lao Động Trẻ - Tin tức mới nhất dành cho công nhân lao động trẻ

Qua trường hợp này, bác sỹ khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng khuyến cáo, trẻ nhỏ cần được phụ huynh quan tâm sát sao, không để trẻ tự cho vào miệng các đồ ăn có kích thước lớn hoặc các vật lạ như đồ chơi, đồ vật nhỏ sắc nhọn… tránh việc trẻ bị hóc dị vật, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân có thể bất tỉnh, ngừng thở, tim ngừng đập và dẫn đến tử vong.

Bởi trên thực tế, theo các báo cáo y học tại Mỹ, hóc sặc dị vật gây nghẹt thở là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 3 tuổi trở xuống. Hàng nghìn trẻ phải cấp cứu do dị vật đường thở, một số khác bị tổn thương não vĩnh viễn.

Theo thống kê cho thấy, hóc dị vật đường thở thường xảy ra ở trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi. Trẻ dưới 3 tuổi dễ bị nhất, chiếm tỉ lệ đến 73%. Nguyên nhân do bé vừa ngậm thức ăn vừa chơi đùa hay khóc la trong lúc ăn, tuổi này trẻ chưa đủ răng khi nhai thức ăn. Đây là thời kỳ hành vi tay – miệng, trẻ nhỏ khám phá thế giới xung quanh bằng cách cho vào miệng tất cả mọi vật có trong tay.

Do đó, các bậc phụ huynh tuyệt đối không chủ quan khi con còn nhỏ. Khi thấy trẻ bị hóc dị vật cần sơ cứu hóc dị vật cho trẻ ngay.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết từng nhiều năm gắn bó với bệnh nhi, cấp cứu nhiều trường hợp trẻ bị hóc dị vật, ông nhận thấy vẫn nhiều cha mẹ chưa biết cách xử trí khi con bị hóc. Do hoảng hốt, bối rối khi thấy con bị hóc nên nhiều cha mẹ đã có những xử trí sai cách.

Theo đó, có những phụ huynh thấy con hóc lại vội vàng cho con uống thêm nước, xong lại có trường hợp cố móc họng con ra…Trong khi nhiều bố mẹ thì bất lực nhìn con ngừng thở dần.

Nghệ An: Bé trai 4 tuổi tử vong do ăn quả vải bị hóc hạt | Sức khỏe | PLO

Chính vì thế, người lớn cần biết thủ thuật Heimlich để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở trẻ.

Thủ thuật Heimlich là một biện pháp cấp cứu dị vật đường thở ban đầu nhằm mục đích đẩy dị vật ra khỏi đường thở. Thủ thuật này dựa trên nguyên tắc tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành để đẩy dị vật ra ngoài. Cách làm này có hiệu quả rất tốt với những dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo…

“Trường hợp trẻ đang ăn bột hay hoa quả bị hóc, nghẹn thì cần để trẻ nằm sấp, đầu dốc xuống dưới, úp lòng bàn tay vỗ mạnh vào giữa lưng bé. Thao tác này giúp tác động mạnh vào lưng gây ho để bật dị vật ra. Với trẻ lớn, người thân cần đứng sau ôm bụng sốc mạnh người trẻ lên”, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay.

Điều đáng lưu ý, khi sơ cứu người lớn không được đưa tay vào miệng trẻ móc dị vật ra ngoài bởi đôi khi nó sẽ làm tình trạng càng trầm trọng hơn gây khó khăn cho việc xử trí.

Để không xảy ra những tai nạn đáng tiếc, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng nên phòng hóc dị vật cho trẻ. Theo đó, những loại thực phẩm như thạch, quả nhãn, quả vải, chôm chôm, nho, đồ chơi tròn nhỏ không nên để gần trẻ.

Sặc hạt vải, bé trai được mẹ cứu sống nhờ cấp cứu đúng cách - Benh.vn

Nếu bé bú bình, lưu ý kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không nên quá rộng, khiến sữa chảy xuống dồn dập bé không nuốt kịp. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc, chơi, ho… Khi bé ăn bột, cháo, không ép bé ăn nhiều, nhanh quá, không cho ngậm bình khi đang ngủ.

Trẻ dưới 3 tuổi khi ăn, thức ăn nên được người lớn cắt nhỏ từng miếng có chiều dài và chiều rộng bằng ngón tay út của người lớn và đảm bảo đủ mềm để trẻ có thể nuốt.

“Bố mẹ cần hướng dẫn trẻ ăn từng miếng nhỏ, nhai kỹ. Đặc biệt không cho trẻ vừa ăn vừa chơi, nói chuyện, chạy nhảy, đi qua đi lại, đùa giỡn hoặc nằm khi ngậm thức ăn trong miệng. Đặc biệt, tránh ép trẻ ăn uống khi con đang khóc”, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nói.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X