TP.HCM có F0 không ở nhà mà đi “lòng vòng” lây cho người khác, nếu dịch vượt mức sẽ giãn cách

Có lẽ cũng do vậy mà nhiều người F0 thiếu ý thức, biết mình đang nhiễm virus nCov nhưng vẫn đi lại khắp nơi để lây nhiễm bệnh cho người khác. Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cũng đã xác nhận vụ việc này. Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc

Có lẽ cũng do vậy mà nhiều người F0 thiếu ý thức, biết mình đang nhiễm virus nCov nhưng vẫn đi lại khắp nơi để lây nhiễm bệnh cho người khác. Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cũng đã xác nhận vụ việc này.

hình ảnhTiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM. Ảnh chụp màn hình

F0 nhưng không ở nhà mà đi lòng vòng lây bệnh

Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cũng đã xác nhận thông tin có F0 đang dương tính nhưng vẫn đi lại, tiếp xúc và lây nhiễm cho những người khác.

Trong chương trình tọa đàm “Dân hỏi – Thành phố trả lời” diễn ra vào tối 12/11, Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã tham gia giải đáp nhiều câu hỏi của người dân về tình hình dịch bệnh.

Tiến sĩ Vĩnh Châu xác nhận, số ca nhiễm của TP.HCM đang tăng cao. Ngành y tế phát hiện có hiện tượng nguy hiểm khi một số F0 dương tính nhưng không tự cách ly.

Tiến sĩ Vĩnh Châu cảnh báo: “Những F0 này không ở nhà mà vẫn đi “vòng vòng”, gặp gỡ nhiều người, lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Đây là nguy cơ rất cao bùng phát dịch cho cộng đồng”.

Nguy hiểm hơn nữa là khi những F0 này đi thăm người thân họ hàng, ông bà, người lớn tuổi. Những người này lại thuộc nhóm những người dễ có nhiều bệnh nền, nằm liệt lâu ngày, chưa được tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa rồi nhưng miễn dịch không cao.

Lúc này, F0 sẽ vô tình lây bệnh cho những người thân đó khiến họ trở nặng, thậm chí là không qua khỏi.

Thực tế, TP.HCM đã ghi nhận một trường hợp người già trên 65 tuổi nằm liệt giường thời gian dài, không giao lưu tiếp xúc với bên ngoài. Bệnh nhân bị lây từ một người trẻ tuổi trong gia đình và kết quả là “ra đi” sau đó.

Tiến sĩ Vĩnh Châu khuyến cáo: Người già, người có bệnh nền là nhóm dễ tổn thương nhất, không chỉ với nCov mà còn với nhiều bệnh lý khác. Vì thế, F0 phải có ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng, chấp hành cách ly và các quy định phòng chống dịch.

Tình trạng F0 đi lòng vòng còn được một khán giả tên Nhung Lê phản ánh trong chương trình rằng: Nơi chị Nhung sinh sống cũng có F0 dương tính không cách ly ở nhà mà đi lại tự do. Trường hợp này dù đã được báo với chính quyền địa phương rồi nhưng sau đó F0 vẫn chưa bị xử lý.

Theo Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, người dân khi mắc bệnh cần báo với trạm y tế, trạm y tế lưu động để được theo dõi và cấp túi thuốc điều trị phù hợp.

Bệnh cạnh đó người bệnh cũng không nên quá lo lắng nếu đã tiêm đủ vắc xin và không có bệnh nền. Với nhóm này, đa số nếu nhiễm bệnh thì đều có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Đồng thời, người bệnh sẽ tự khỏi sau 5 đến 7 ngày.

Nhưng Tiến sĩ Vĩnh Châu cũng đưa ra khuyến cáo rằng: Người dân vẫn phải cảnh giác với nguy cơ dịch bùng phát trở lại ở TP bằng cách duy trì 5K, đặc biệt là khẩu trang và khoảng cách nha mọi người.

Nếu vượt ngưỡng số ca nhiễm nCov, TP.HCM có thể giãn cách trở lại

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết về tình trạng số ca mắc Covid-19 tăng ở tất cả 22 quận huyện và thành phố Thủ Đức. Trong đó ghi nhận có 5 địa phương số ca mắc cao nhất là huyện Hóc Môn, quận Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, Bình Tân và quận 12.

hình ảnhHiện đã xuất hiện những F0 không cách ly ở nhà mà đi lòng vòng làm lây lan dịch bệnh cho người khác. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu nhận định: “Với biến chủng Delta, việc mở cửa trở lại chúng ta phải thích ứng linh hoạt, sống chung với virus chứ không sống chung với dịch lây lan nhanh. Nếu người dân chủ quan, đi lại không tuân thủ 5K, để dịch quay trở lại thì cực kỳ nguy hiểm”.

Về số ca không qua khỏi những ngày qua tại TP Hồ Chí Minh chủ yếu rơi vào những người trên 65 tuổi, có bệnh lý nền và chưa được tiêm vắc xin ngừa nCov trước đó.

TS.BS Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 6 cũng cho biết: “Hiện nay, số bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện là 658 người, nhưng số lượng đang tăng dần trong những ngày qua, trung bình từ 100 – 150 ca/ngày. Chủ yếu tiếp nhận từ các quận lân cận chuyển đến”.

Nhiều người bày tỏ lo ngại, và đặt câu hỏi thành phố đã có những kế hoạch gì để đối phó nếu dịch quay trở lại. TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết: TP Hồ Chí Minh đã xây dựng 4 kịch bản phòng dịch nCov theo từng cấp độ để sẵn sàng đối phó, giúp đỡ người dân nếu dịch quay trở lại.

Tuy nhiên, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu vẫn chia sẻ thẳng thắn: “Chúng ta cố gắng đừng để ca bệnh tăng không kiểm soát được, bệnh viện không kiểm soát được, sẽ dễ dàng quay trở lại thời kỳ khó khăn trước kia là giãn cách trở lại”.

Thông tin trên mình tham khảo được trên báo thấy rất quan trọng nên chia sẻ lại để mọi người nắm được tình hình dịch bệnh hiện nay, đặc biệt là với người dân TP.HCM. Mọi người nên cảnh giác khi đi ra ngoài vì không biết đâu sẽ là nguồn bệnh, đâu là F0 thiếu ý thức lang thang. Bởi khi nhiễm bệnh không chỉ bản thân mình đứng giữa ranh giới sống còn mà cả những người thân xung quanh mình cũng bị ảnh hưởng.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X