Thương cậu bé bán chuối kiếm tiền nuôi mẹ bệnh nặng: Bị chê bòn mót, ngại ngùng gặp bạn bè

Mẹ Minh – bà Võ Thị Hiệt – được phát hiện khối u buồng trứng và đã ở giai đoạn cuối, di căn đến gan. Bà Hiệt không thể gượng dậy được nữa. Sự sống thoi thóp tính bằng ngày. Minh xót thương mẹ và không còn lựa chọn. Cậu đạp xe lên trường xin

Mẹ Minh – bà Võ Thị Hiệt – được phát hiện khối u buồng trứng và đã ở giai đoạn cuối, di căn đến gan. Bà Hiệt không thể gượng dậy được nữa. Sự sống thoi thóp tính bằng ngày. Minh xót thương mẹ và không còn lựa chọn. Cậu đạp xe lên trường xin thầy cô cho được nghỉ học.

Cậu bé Minh cần mẫn chăm sóc mẹ những ngày cuối đời (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Mới 3 tuổi, Minh đã theo mẹ từ Hải Lăng (Quảng Trị) về Nam Trạch sống sau khi cha mẹ ly hôn. Mẹ Minh không chịu nổi những trận đòn nên dắt con về quê như một cuộc chạy trốn. Người phụ nữ ốm yếu, không nghề nghiệp làm tất cả mọi việc nặng nhọc để có tiền nuôi con.

Minh nhớ rất rõ những ngày mẹ thức dậy từ 3h sáng để đi mót từng giọt mủ cao su ở những quả đồi sau làng và những ngày mẹ đạp xe hàng chục cây số mua chuối rồi sáng sớm đạp xe chở chuối đi bán. Thương mẹ quá khổ vì mình, giờ mẹ lâm bệnh hiểm nghèo, Minh sẵn sàng làm tất cả để nuôi mẹ.

“Mẹ là trên hết. Không học bây giờ thì gác lại đó, năm sau học tiếp. Nhưng không chăm mẹ bây giờ, năm sau có thể không còn mẹ để chăm sóc nữa” – Minh bấu chặt hai bàn tay đen đúa, chai sần, ngăn cho những giọt nước mắt không trào ra.

Để có tiền nuôi mẹ, em không ngại làm tất cả mọi việc (Ảnh: Tuổi Trẻ/ Nhân Đạo và Đời Sống)

Bà Hiệt mấy hôm nay hơi thở thoi thóp. Khối u đã di căn nên bụng bà trướng lên, căng cứng. Mỗi bữa ăn, bà chỉ còn có thể uống vài ngụm sữa từ chiếc ống hút Minh mớm cho, nhưng chưa được vài phút bà lại nôn ra tất cả những thứ vừa nuốt.

Dọn dẹp xong, Minh đi giặt khăn mát lau khắp người cho mẹ. Mớm tiếp cho mẹ mấy viên thuốc, Minh đặt mẹ nằm xuống rồi đẩy chiếc xe đạp qua xóm bên để lấy chuối ra chợ bán, kiếm thêm mấy đồng mua thuốc cho mẹ. Bóng cậu liêu xiêu trên con ngõ hẹp vì thân hình gầy gò như học sinh lớp 6.

Minh bắt đầu tập buôn chuối từ sau Tết. Đó là lúc trường nghỉ học tránh dịch bệnh. Cũng phải mất vài ngày, Minh mới quen với việc mỗi chiều đạp xe đi quanh làng hỏi nhà nào có chuối sắp chín muốn bán.

Cậu có đôi chút ngượng nghịu những ngày đầu, nhất là khi gặp bạn học, nhưng cảm xúc đó nhanh chóng tan đi khi nghĩ đến mẹ ở nhà. Vài ngày gần đây, nghe tin bà Hiệt trở bệnh nặng nên bà con quanh xóm cũng qua thăm. Hai mẹ con nhờ đó mới có thêm mấy đồng ăn, đồng thuốc thang qua ngày.

(Ảnh: Tuổi Trẻ)

Từ khi mẹ bệnh, Minh đi đâu thấy ve chai đều dừng lại nhặt đem về bỏ trong chái bếp. Nhiều người không biết nói Minh là bòn mót. Minh cũng từng không dám dừng xe nhặt thứ đồ được cho là vứt đi này vì sợ bạn bè cười chê. Nhưng bây giờ sự bòn mót này cũng đem lại cho hai mẹ con vài chục ngàn đồng mỗi tuần nên cậu cố làm.

“Nhiều hôm đi học về ngoài cặp sách thì sau xe nó còn chở cả mớ vỏ lon nước ngọt, giấy bìa ve chai. Sợ nó ngại, tui cũng tế nhị khi qua mua. Nhưng nó nói miễn kiếm được tiền nuôi mẹ thì không có chi phải ngại” – bà Xoài (người thu mua ve chai) xót xa kể.

Chẳng biết phải nói làm sao trước cảnh đời nhiều éo le và ngang trái như câu chuyện của mẹ con Minh. Họ vừa nghèo vừa mang bệnh nặng, nhưng trong tận cùng của đớn đau, gia đình chẳng bỏ rơi nhau. Và rồi, nhìn thân hình gầy còm, nhỏ nhắn của Minh, ai nấy đều xót xa quá đỗi.

Một đứa trẻ 16 tuổi không thể như bạn bè cùng trang lứa, không biết mạng xã hội hay điện thoại đời mới là gì, không biết thế nào là áo quần hàng hiệu, không biết những ly trà sữa giá đắt có vị như thế nào, bởi đến ước mơ nhỏ nhoi nhất của em là được đến trường – cũng đành khép lại.

Căn nhà nhỏ của hai mẹ con (Ảnh: Nhân Đạo và Đời Sống)

Nhặt ve chai đi bán, lấy buồng chuối về buôn, chẳng thể nào khiến hoàn cảnh của em khấm khá lên được. Thậm chí ‘đồng vào đồng ra’ cũng dồn hết tiền mua thuốc cho mẹ, thành thử em chẳng có gì trên người, đến một bữa cơm no cũng là điều xa xỉ.

Vậy mà nghị lực sống của em và mẹ vẫn kiên cường quá, không than trách cuộc đời, không bỏ chạy vì gáng nặng mưu sinh. Em còn nhỏ nhưng đã phải làm trụ cột gia đình, dù có những khoảnh khắc xấu hổ trước bạn bè (là tâm lý bình thường) thì em vẫn đủ dũng cảm để vượt qua

Thương em và nể em, trong khi ngoài kia có biết bao câu chuyện thương tâm, con cái giàu có vẫn bỏ rơi mẹ cha già. Thậm chí mới đây nhất là hình ảnh đầy đau lòng về người con trai hợp sức với người con dâu đánh đập mẹ ruột dã man ở Tiền Giang.

Mà nguyên nhân vô cùng ngớ ngẩn, cụ bà bị bệnh đãng trí, do tuổi cao sức yếu không đi lại được nên việc vệ sinh cá nhân do con dâu thực hiện. Trong sinh hoạt, ba người thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. vậy là bi kịch đau lòng đã xảy ra.

(Ảnh: Nhân Đạo và Đời Sống)

Ngược lại với gia đình trên, hoàn cảnh của em Minh còn bi đát hơn nhiều, chẳng có ai phụ em chăm sóc mẹ, chẳng có đôi vào nào để em dựa vào lúc mệt mỏi, khó khăn. Vậy mà em vẫn thảo thơm, có hiếu đến tận cùng.

Người lớn ơi! Hãy nhìn em mà học tập, hãy nhìn em mà tự xấu hổ về bản thân mình. Giá trị của một con người không nằm trong tiền bạc, nhà lầu hay xe hơn mà ở chính đạo đức và tấm lòng. Ai cũng chỉ sống một đời, nên hãy biết yêu thương gia đình khi còn có thể!

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X