Thu phí rác theo cân: tây làm thì khen, ta làm sao phản đối

Việc thu phí rác theo khối lượng thực tế, tây họ làm lâu rồi và dân mạng vẫn khen ầm ầm, thế mà đề xuất áp dụng ở Việt Nam thì đ.u.a nhau chê bai, phản đối. Để tránh tình trạng bình quân, đổ đồng trong việc thu phí rác thải sinh hoạt, hạn chế

Việc thu phí rác theo khối lượng thực tế, tây họ làm lâu rồi và dân mạng vẫn khen ầm ầm, thế mà đề xuất áp dụng ở Việt Nam thì đ.u.a nhau chê bai, phản đối.

Để tránh tình trạng bình quân, đổ đồng trong việc thu phí rác thải sinh hoạt, hạn chế thói xả rác bừa bãi, vô tội vạ, mới đây Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đề xuất áp dụng thu phí theo thể tích, khối lượng thực tế. Chuyện này ngay lập tức trở thành chủ đề “nóng” trên mạng xã hội bởi nó liên quan đến mọi gia đình. Nhiều người ngay lập tức gạt phăng đề xuất đó, thậm chí p.h.ê phán, m.ỉa mai, cho rằng không thể áp dụng ở Việt Nam do thiếu tính khả thi.

Quả thật, việc thực hiện thu phí rác thải theo cân nặng hay khối lượng không đơn giản, có nhiều câu hỏi cần được trả lời, nhiều trở ngại cần được dỡ bỏ. Bộ trưởng Trần Hồng Hà khi nêu đề xuất cũng chưa công bố giải pháp thực hiện khiến người dân khó hình dung ý tưởng này sẽ đi vào thực tế thế nào. Tuy nhiên, thái độ gạt phăng ngay lập tức của nhiều cư dân mạng khi ý tưởng mới được đưa ra chính là vật cản khiến đất nước không thể nhanh chóng tiến lên văn minh, hiện đại.

Thực tế, việc thu phí theo lượng xả thải thực tế được nhiều nước phát triển áp dụng từ lâu, như H.à.ɴ Q.υ.ṓ.c, N.h.ậ.t. .B.ả.n., Đ.ứ.с… Điều kỳ lạ là lâu nay, mỗi khi có bài báo giới thiệu cách quản lý, xử lý rác thải rất khoa học ở nước ngoài, sẽ có hàng trăm, hàng nghìn bình luận khen ngợi sao tây họ văn minh thế, không quên so sánh với Việt Nam bằng câu cảm thán “bao giờ chúng ta mới được như vậy”. Thế nhưng khi cơ quan chức năng Việt Nam đề xuất áp dụng cũng chính những giải pháp văn minh đó thì họ lại bỉ bôi, phản đối và “p.h.án” luôn là “không phù hợp, không áp dụng được đâu”.

Thu phí rác theo cân: Tây làm thì khen, ta làm sao phản đối? - 1

Nói như vậy, phải chăng theo họ, chúng ta chỉ phù hợp với nếp sống kém văn minh, ăn uống rồi xả thải một cách hoang dã, và mãi mãi chấp nhận sống trong môi trường bẩn thỉu, ô nhiễm?

Cái mới, cái tốt nào muốn đưa vào cuộc sống mà chẳng phải đối mặt với khó khăn. Bản thân Hàɴ Qυṓc cũng мấᴛ 10 năm mới thực hiện được việc thu phí rác thải theo khối lượng. 10 năm đó là quá trình tạo ra sự thay đổi về nhận thức, quy định pháp luật, điều kiện thực tế của xã hội và hành vi của mỗi công dân.. mà nếu không trải qua, đất nước này sẽ không khang trang hiện đại như bây giờ. Việt Nam cũng vậy, nếu cứ cho rằng cách thu phí mới tuy hay đấy nhưng không phù hợp, 10 năm nữa chúng ta sẽ ngập trong rác, và các “chuyên gia c.ʜ.é.м gió” lại kêu ca rằng sao không quản lý rác như cách tây họ làm?

Dường như đang tồn tại một bộ phận không nhỏ cư dân mạng có thói quen kêu ca, p.ʜ.ê. phán bất kỳ thay đổi nào mà cơ quan chức năng áp dụng hay đề xuất, dù những thay đổi đó là để cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, giải quyết những vấn đề nhức nhối của xã hội. Phản đối trong khi không đưa ra giải pháp khả thi hơn dường như trở thành phản xạ của họ. Chẳng hạn, người ta p.ʜ.ê phán cơ quan chức năng để xảy ra tình trạng giao thông hỗn Լ.о.ạ.п, nhiều t.а.і п.ạ..п giao thông, nhưng khi có đợt tổng kiểm soát để khắc phục thì họ lại kêu phiền toái vì bị c.ả.ɴ.ʜ. s.á.t giao thông dừng xe.

Nếu cứ “automatic” chê bai, p.h.ả.n đối như vậy, đừng hỏi đến bao giờ Việt Nam mình mới trở nên văn minh hiện đại, bởi câu trả lời sẽ là không bao giờ.

Dư luận đang dậy sóng với ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đề xuất phương án thu phí rác thải theo khối lượng, thay vì phương án thu bình quân theo hộ như trước đây.

Theo đó, tham gia thảo luận tổ tại phiên họp Quốc hội vào sáng 11.6, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường đang trình Quốc hội thông qua xác định không thu phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của người dân theo bình quân hộ nữa mà thu theo khối lượng, theo kilôgam.

Ông Trần Hồng Hà giải thích, trước mắt, người dân chỉ phải chịu một phần kinh phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Khi đời sống người dân tăng lên, sẽ điều chỉnh dần để người dân trả cả chi phí này.

Cộng đồng mạng có nhiều ý kiến phản đối dự án nói trên, cho rằng bất hợp lý, không khả thi, tìm cách tận thu từ người dân, trong khi dân còn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, theo tôi, phương án nói trên của Bộ Tài nguyên và Môi trường là hoàn toàn hợp lý.

Bởi vì nếu thu phí thu gom rác thải theo kiểu bình quân, sẽ tạo ra bất bình đẳng giữa các hộ gia đình, hộ thải ra hàng tấn rác mỗi tháng cũng chỉ chịu kinh phí như hộ chỉ thải vài chục, vài trăm kilôgam.

Đồng thời sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại, xả rác vô tội vạ, không cần phân loại, không có ý thức hạn chế, tất cả phó mặc cho đơn vị thu gom, xử lý.

Với sự gia tăng dân số và nhu cầu sinh hoạt, khối lượng rác thải sinh hoạt ngày một lớn, tạo ra gánh nặng rất lớn cho việc xử lý, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lan rộng.

Mặt khác, kinh phí xử lý rác thải đang tạo ra áp lực rất lớn cho ngân sách địa phương. Nhiều địa phương không thể bố trí, cân đối được kinh phí xử lý rác thải, dẫn đến việc buộc phải xử lý rác theo phương pháp с.ʜ.ô.п lấp hoặc đốt, vừa lãng phí quỹ đất, vừa ô nhiễm môi trường.

Việc thu phí rác thải theo khối lượng sẽ nâng cao ý thức của người dân trong việc hạn chế xả rác ra môi trường; phân loại rác, thu gom để tái chế, vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa giảm ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng xả rác tùy tiện, vô tội vạ, bảo đảm công bằng giữa các hộ dân, giảm bớt chi ngân sách.

Tuy nhiên, để luật đi vào cuộc sống, cần làm tốt công tác tuyên truyền, để mỗi người dân đều tự giác, có ý thức, trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường, vì tương lai cuộc sống an toàn, bền vững.

Bên cạnh đó, cần có chế tài xử lý nghiêm, triệt để các hành vi tẩu tán rác ra môi trường không thông qua đơn vị thu gom rác để tránh phải nộp tiền theo khối lượng phát sinh.

Nguồn: vtc.vn, laodong.vn

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X