Thu nhập 40 triệu/tháng, vợ chồng trẻ vẫn cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm tối đa trước bão giá

Đối với các cặp vợ chồng là công nhân, có lẽ tổng thu nhập 40 triệu đồng/tháng là cao và dư dả để trang trải cho cuộc sống, song với dân văn phòng, làm dịch vụ nhiêu đó chưa thấm thía vào đâu ở cái thời bão giá thế này. Theo trang Zing News chia

Đối với các cặp vợ chồng là công nhân, có lẽ tổng thu nhập 40 triệu đồng/tháng là cao và dư dả để trang trải cho cuộc sống, song với dân văn phòng, làm dịch vụ nhiêu đó chưa thấm thía vào đâu ở cái thời bão giá thế này.

Theo trang Zing News chia sẻ, vợ chồng anh Đ., ở TP.HCM có tổng thu nhập 40 triệu/tháng dù với nhiều người mức đó gọi là tạm ổn song họ vẫn không dám mạnh tay tiêu xài như trước.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Bình Dương.

Trước đây mỗi tháng vợ chồng anh chi ra từ 15 – 20 triệu đồng cho các khoản điện, nước, chợ búa, tã, sữa cho con. Chưa kể đến các khoản xăng xe và phát sinh khác của 2 vợ chồng. Tuy nhiên, những ngày gần đây, vật giá leo thang đến mức chóng mặt, từ thịt cá, rau củ… cái gì cũng tăng nên phải cắt giảm chi tiêu và loại bỏ những khoản không cần thiết.

Nhờ đó mà mức chênh lệch chi tiêu giữa các tháng không quá lớn. Thêm nữa là vợ anh mới sinh con vào giữa năm ngoái nên cũng phải tiết kiệm để lo cho con ở thời điểm trước mắt và tương lai sau này.

Anh Đ. kể ngày trước tiêu xài thoải mái, nhà anh thường bật máy lạnh ở cả phòng khách vào mùa này, nhưng giờ tiết kiệm chỉ dám dùng quạt thôi. Rồi trước cả 2 vợ chồng hay đi bar rồi hẹn hò ở hàng quán sang trọng nhưng giờ cũng phải hạn chế, để dành thời gian đó đưa con đi dạo phố rồi về nội ngoại chơi.

Vì tình hình kinh tế khó khăn mà kế hoạch đi du lịch Pháp của 2 vợ chồng vào cuối năm nay bị trì hoãn, có lẽ phải chờ đến thời điểm thích hợp để tích lũy vừa đủ rồi mới dám đi. Muốn tích lũy nhiều hơn nhưng vật giá leo thang chóng mặt nên để cân bằng, anh Đ. phải nhận thêm nhiều việc ngoài giờ để có thêm thu nhập. Từ đó cuộc sống mới dễ thở hơn trước và cũng như bao gia đình khác, bây giờ cứ đợi đến các đợt khuyến mãi là vợ chồng anh mua đồ tích trữ, nhất là để dành cho con.

Cũng giống anh Đ., chị T. ở Hà Nội chia sẻ rằng chị biết giá xăng tăng sẽ khiến các mặt hàng thiết yếu khác tăng theo, cho nên thời gian tới chị sẽ tiếp tục giảm bớt các bữa ăn ngoài và thay vào đó là nấu cơm nhà mang theo đi làm. Hồi trước chị không quá chi li trong mấy chuyện tiêu xài này đâu, nhưng giờ dùng tiền vào việc gì cũng phải tính toán lại.

Giờ cái gì cũng tăng giá, điển hình như ngày trước ăn sáng bún thịt nướng giá 15K, nhưng cuối năm ngoái đã lên 20K và mới đây là 22K. Cứ thế mỗi thứ tăng một chút nên tổng chi phí sinh hoạt tăng.

Đối với nhà chị T., có lẽ tiền xăng xe vẫn là gánh nặng lớn nhất. Năm ngoái, vợ chồng chị mua xe ô tô, nhưng từ hồi giá xăng tăng lập đỉnh, vợ chồng chị rơi vào tình trạng có xe nhưng không dám chạy vì ngại tốn tiền. Ngày trước dùng xe để đi làm, đưa đón con đi học rồi về thăm nội ngoại cuối tuần, khi đó mỗi tuần chỉ tốn nửa triệu tiền xăng, nhưng bây giờ giá xăng tăng nên nếu dùng xe đi như trước thì mỗi tuần tốn hết cả triệu bạc. Thành ra để tiết kiệm 2 vợ chồng đi xe máy.

Tiết kiệm nhiêu đó chưa đủ, vợ chồng chị T. còn phải hạn chế đi chơi, cắt giảm các khoản ăn uống bên ngoài, tăng cường đi chợ vào cuối tuần và liên tục săn các chương trình khuyến mãi để tích trữ. Bởi mỗi tháng ngoài chi phí sinh hoạt, vợ chồng chị còn phải trả nợ tiền nhà, xe và để dành. Những khoản này không thể nào cắt giảm được nên vợ chồng chị phải tập trung tiết kiệm những thứ khác.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Thanh tra và Zing News.

Đối với nhiều gia đình, có lẽ nếu vật giá không leo thang thì cuộc sống đã dễ thở hơn rồi. Đại dịch đi qua để lại bài học kinh nghiệm cho chúng ta về việc tích lũy, để dành.

Đi qua khó khăn rồi mới thấy ai biết cách quản lý tài chính tốt rồi sẽ trụ vững và bước tiếp, còn không rất dễ dàng rơi vào tình thế nợ nần bủa vây.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X