Thêm 1 bé không qua khỏi vì sốt xuất huyết: Cảnh báo dấu hiệu ban đầu cha mẹ chớ chủ quan

Dịch sốt xuất huyết hiện nay đang cẳng thẳng quá các mẹ ạ. Nhiều mẹ chủ quan nghĩ đơn giản nhưng đã có trẻ không qua khỏi vì sốt xuất huyết rồi đó. Thậm chí có bé còn nguy kịch do mắc sốt xuất huyết thể hiếm nữa.

Đây là những thông tin mình đọc được trên báo điện tử VnExpress. Mình sẽ chia sẻ lại bên dưới, mọi người tham khảo để cập nhật tình hình về đợt dịch sốt xuất huyết lần này nha!

hình ảnh

Trẻ gặp sốt xuất huyết não thể nặng

Được biết ngày 24/5, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết: Mặc dù được hỗ trợ hô hấp chống co gi ật, truyền thuốc hạ sốt, song diễn biến sức khỏe của trẻ xấu hơn, phải đặt nội khí quản và dùng thuốc chống phù não.

Trong các xét nghiệm cho thấy bé có tình trạng cô đặc máu; test nhanh kháng nguyên dương tính sốt xuất huyết, vì vậy, các bác sĩ chẩn đoán trẻ sốt xuất huyết thể não. Theo các bác sĩ, đây là thể nặng, ít gặp với các biểu hiện rối loạn tri giác và co giật. Bé này có nguy cơ không qua khỏi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tới ngày thứ 4, bé này bị tổn thương gan, rối loạn đông máu, toan chuyển hóa, hạ đường huyết, rối loạn nhịp tim. Theo đó, các bác sĩ chỉ định các biện pháp điều trị chống sốc tích cực, truyền thuốc chống co giật và phù não, tiếp tục thở máy… Thật may sau hơn một tuần điều trị, tình trạng của bé đã dần cải thiện, được cai máy thở.

Theo bác sĩ Tiến, thì đây là trường hợp sốt xuất huyết dạng não ở trẻ béo phì hiếm gặp, dễ dẫn tới chẩn đoán nhầm với những vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi, phát hiện các dấu hiệu sớm của sốt xuất huyết ở con em chúng ta, bao gồm: Trẻ sốt cao trên hai ngày và có một trong các dấu hiệu như: Bứt rứt, quấy khóc, ngủ li bì, đau bụng, chảy máu cam, răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, bỏ bú, bỏ ăn uống…

Đặc biệt nếu trẻ sốt cao kèm co giật, lơ mơ thì phải đưa các bé đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.

hình ảnh

Thêm trường hợp trẻ không qua khỏi vì không được cấp cứu kịp thời

Hiện tính từ đầu năm tới giờ, TP.HCM đã có 7 ca không qua khỏi vì sốt xuất huyết, trong khi đó số ca bị sốt xuất huyết và tay chân miệng đều tăng cao đột biến so với những năm trước.

Theo số liệu từ HCDC, trong 4 tháng đầu năm 2022, TP.HCM ghi nhận 8.481 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 28% với cùng kỳ năm 2021 là 6.639 ca.

Trong tuần 20 (từ ngày 13/5 đến 19/5/20222) ghi nhận 943 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 156 ca (20%) so với trung bình 4 tuần trước. Trong đó số ca tăng chủ yếu là trường hợp nhập viện điều trị nội trú.

Cũng trong tuần 20, đã có thêm 1 ca không qua khỏi do sốt xuất huyết tại huyện Củ Chi. Nâng tổng số ca không qua khỏi do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay tại TP.HCM đã là 7 trường hợp.

Thông tin từ các bệnh viện cho hay, các ca không qua khỏi do sốt xuất huyết đều không được nhập viện cấp cứu kịp thời.

TP.HCM cũng đã triển khai chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết với sự tham gia của nhiều ban ngành, đoàn thể nhằm giảm nguồn sinh sản của muỗi, chủ động giảm mật độ muỗi khi mùa mưa đến.

Cảnh báo dấu hiệu sốt xuất huyết cha mẹ không được chủ quan

HCDC và Sở Y tế cũng tăng cường truyền thông giúp người dân nhận biết sớm các triệu chứng hoặc những dấu hiệu cảnh báo của sốt xuất huyết để đến cơ sở y tế kịp thời, hạn chế các trường hợp trẻ không qua khỏi như sau:

1. Giai đoạn sốt

Như đã nói ở trên ở giai đoạn đầu của sốt xuất huyết ở trẻ em, trẻ bị sốt cao đột ngột, liên tục. Trẻ còn nhỏ thì bứt rứt, quấy khóc. Những trẻ lớn hơn thì than đau đầu, cảm thấy chán ăn, buồn nôn, biểu hiện da sung huyết (có chấm xuất huyết dưới da), đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Tuy nhiên Kết quả xét nghiệm máu ở giai đoạn sốt thường không phản ánh rõ ràng.

hình ảnh

2. Giai đoạn nguy hiểm cần thận trọng

Sau giai đoạn sốt, trẻ bắt đầu tới giai đoạn nguy hiểm (thường là khoảng ngày thứ 3 – 7 sau khi mắc). Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ vào giai đoạn này như sau: Trẻ có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương (Lượng huyết tương trong máu thoát ra ồ ạt khiến bụng bị chướng to, thường kéo dài trong 24 – 48 giờ, nguy cơ dẫn đến nguy cơ trẻ không qua khỏi).

Khi đi khám có thể dễ nhận thấy trẻ bị tràn dịch ở màng phổi, màng bụng, gan to bất thường, mi mắt phù nề.

Nếu trẻ gặp tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như: Vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh, ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít; huyết áp kẹt (huyết áp tối đa và tối thiểu cách nhau dưới 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp.

Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, ở phần bụng, đùi, mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc, như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu.

Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết. Sốt xuất huyết hiện là dịch ảnh hưởng đến sức khỏe toàn cầu, và hiện cũng chưa có vaccine phòng ngừa, và thuốc điều trị đặc hiệu vì vậy cha mẹ nên thận trọng trong việc phòng tránh và nhận biết sớm dấu hiệu ở trẻ để kịp thời xử lý nha.

Theo WTT Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://www.webtretho.com/f/benh-tre-em/them-1-be-khong-qua-khoi-vi-sot-xuat-huyet-canh-bao-dau-hieu-ban-dau-cha-me-cho-chu-quan
BÀI LIÊN QUAN
X