Thấy 1 trong 6 dấu hiệu này là thai nhi đang 𝚐ặ𝚙 𝚗ạ𝚗 𝚝𝚛𝚘𝚗𝚐 𝚝ử 𝚌𝚞𝚗𝚐, mẹ nên đi viện ngay lập tức

1. Bụng co thắt nhiều khi mang thai Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ có thể bị co thắt nhẹ như khi đến chu kỳ kinh nguyệt và đây là hiện tượng bình thường. Nếu thấy hiện tượng này kéo dài trong một thời gian và chỉ co thắt ở một bên bụng

1. Bụng co thắt nhiều khi mang thai

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ có thể bị co thắt nhẹ như khi đến chu kỳ kinh nguyệt và đây là hiện tượng bình thường.

Nếu thấy hiện tượng này kéo dài trong một thời gian và chỉ co thắt ở một bên bụng kèm theo chảy máu, mẹ cần đến viện để kiểm tra ngay.

Hiện tượng co thắt xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm, sinh non.

2. Đau lưng nặng khi mang thai

Do sự mất cân bằng cơ thể nên đau lưng là vấn đề khá phổ biến khi mang thai, đặc biệt là lưng dưới. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài dai dẳng và đau nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng thận, bàng quang, chuyển dạ sớm hoặc thậm chí là sảy thai.

4 dấu hiệu thai nhi đang gặp nguy hiểm, mẹ cần biết để cứu con ngay lập tức

3. Em bé không chuyển động

Mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động của bé trong bụng từ khoảng tuần thứ 18 và càng rõ ràng hơn khi ở tuần 24. Nếu bé chuyển động hoặc đạp hơn 2 giờ/1 lần, mẹ nên đi kiểm tra sớm vì đó có thể là dấu hiệu bé đang gặp vấn đề.

4. Mẹ tiểu ít hoặc không buồn tiểu

Khi mang thai, do em bé chiếm hết diện tích trong bụng mẹ gây sức ép lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn. Nếu bạn đi tiểu ít đi hoặc không muốn đi, đó là dấu hiệu của mất nước hoặc tiểu đường thai kỳ. Đây là những biểu hiện nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Các dấu hiệu thai chết lưu mà các mẹ bầu cần biết | Vinmec

5. Chảy sữa sớm kèm theo đau bụng và chảy máu âm đạo

Chảy sữa sớm là hiện tượng bình thường có thể gặp ở một số bà bầu. Tình trạng này không nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu chảy sữa sớm đi kèm đau bụng và xuất huyết âm đạo, đặc biệt lại xảy ra ở người có tiền sử sẩy thai không rõ nguyên nhân thì cần hết sức lưu ý.

Hiện tượng này xảy ra có thể liên quan tới nồng độ prolactin trong máu. Mức độ prolactin thay đổi sẽ làm ức chế một số hoạt động, tiết ra nội tiết tố tuyến yên, ảnh hưởng chức năng nhau thai và sự phát triển của bào thai.

6. Mẹ bị ngứa toàn thân kèm theo vàng da

Khi mang thai, do thay đổi về nội tiết tố nên mẹ có thể bị ngứa ngoài da. Tuy nhiên nếu ngứa lan rộng khắp người, đặc biệt là vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân kèm theo da bị vàng nhẹ thì mẹ cần đi khám ngay. Có thể chức năng gan của mẹ đang gặp vấn đề.

Nếu đó là do hội chứng ứ mật có thể dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu hoặc mẹ xuất huyết sau sinh rất nguy hiểm cho mẹ và bé.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X