Thai nhi lớn lên bằng cảm xúc của mẹ – Con sẽ 𝐠á𝐧𝐡 𝐡ậ𝐮 𝐪𝐮ả 𝐤𝐡ủ𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢ế𝐩 nếu mẹ bầu cứ đ𝐚𝐮 𝐛𝐮ồ𝐧, 𝐤𝐡ó𝐜 𝐥ó𝐜

Theo các chuyên gia, khi thai nhi được 6 tháng tuổi đã có thể cảm nhận và chịu những ảnh hưởng từ cảm xúc của mẹ. Nếu người mẹ luôn giữ cho mình trong những trạng thái cảm xúc tích cực như vui vẻ, hạnh phúc thì thai nhi trong bụng sẽ vô cùng khỏe

Theo các chuyên gia, khi thai nhi được 6 tháng tuổi đã có thể cảm nhận và chịu những ảnh hưởng từ cảm xúc của mẹ. Nếu người mẹ luôn giữ cho mình trong những trạng thái cảm xúc tích cực như vui vẻ, hạnh phúc thì thai nhi trong bụng sẽ vô cùng khỏe mạnh và phát triển tốt.

Thế nhưng, ngược lại, nếu trong thời kỳ mang thai tâm trạng của người mẹ không được ổn định, thường xuyên khóc hoặc bị căng thẳng quá mức rất dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Thậm chí còn có những tác hại không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi như ảnh hưởng tới sự phát triển trí não, ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ,…Các chuyên gia cũng đã chỉ ra những trường hợp khiến mẹ bầu thường xuyên rơi vào trạng thái bất ổn, tiêu cực.

Người mẹ bị căng thẳng, stress trong một thời gian dài

Nếu trong thời kỳ mang thai người mẹ chỉ thỉnh thoảng bị stress hoặc căng thẳng cũng không gây ra ảnh hưởng gì tới thai nhi. Thế nhưng, nếu tình trạng này diễn ra liên tục, thường xuyên, kéo dài từ ngày này sang ngày khác thì những tác động của nó tới thai nhi không hề nhỏ.

Khi người mẹ bị stress, căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra loại hormone căng thẳng tương ứng. Loại hormone này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi khiến thai nhi không phát triển toàn diện được cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mẹ hay bị stress thì con về sau rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, tâm lý bất ổn định.

Nếu trong quá trình mang thai người mẹ thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, thậm chí khóc sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi

Người mẹ bị mắc chứng trầm cảm trước sinh

Trầm cảm là một căn bệnh nghe tưởng như không có gì nhưng thực chất lại vô cùng nguy hiểm. Trẻ được sinh ra từ những bà mẹ bị mắc chứng trầm cảm trước sinh có khả năng bị trầm cảm khi 18 tuổi cao hơn 1,5 lần so với những trẻ bình thường khác.

Mang thai mẹ khóc nhiều ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Người mẹ miễn cưỡng phải mang thai

Những trường hợp mang thai ngoài ý muốn hay mang thai khi tâm lý vẫn chưa sẵn sàng có con, các bà mẹ trong trường hợp này sẽ không tìm thấy sự liên kết giữa người mẹ và thai nhi trong bụng. Từ đó khiến tâm trạng của thai nhi trở nên bất ổn.

Cũng chính bởi những ảnh hưởng lớn của tâm trạng người mẹ tới thai nhi, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên trong thời kỳ mang thai, người mẹ luôn phải trong trạng thái thoải mái, vui vẻ. Tránh những căng thẳng, những cảm xúc tiêu cực không đáng có. Người mẹ cũng cần duy trì những thói quen lành mạnh, nói chuyện với mọi người hay tập yoga giúp giảm thiểu những căng thẳng.

Theo các chuyên gia, trong suốt thời gian mang thai, người mẹ luôn phải giữ trạng thái vui vẻ

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X