Thai nhi bị 𝐝â𝐲 𝐫ố𝐧 𝐪𝐮ấ𝐧 𝐜𝐡ặ𝐭 𝐪𝐮𝐚𝐧𝐡 𝐜ổ là do mẹ bầu hay làm những điều này, bỏ ngay mẹ nhé

Ngay khi vừa phát hiện 2 vạch, nhiều mẹ bầu đã rất cẩn thận chăm sóc bản thân từ bữa ăn, giấc ngủ, cố gắng nghỉ ngơi thư giãn và ngủ đủ giấc nhằm để có thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều mẹ vì vô tình đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng

Ngay khi vừa phát hiện 2 vạch, nhiều mẹ bầu đã rất cẩn thận chăm sóc bản thân từ bữa ăn, giấc ngủ, cố gắng nghỉ ngơi thư giãn và ngủ đủ giấc nhằm để có thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều mẹ vì vô tình đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng khiến xảy ra tình trạng dây rốn quấn cổ mà không hề hay biết.Hiện tượng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ, là khi dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một hoặc nhiều vòng. Dây rốn có chiều dài khoảng 50-60cm, khi dây rốn càng dài thì nguy cơ thai nhi bị dây rốn quấn cổ hoặc dây rốn thắt nút càng cao.

Nguyên nhân gây rau quấn cổ thai nhi | Vinmec

Dây rốn quấn cổ là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu

Khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi vận động thường xuyên như duỗi tay chân, lăn tròn, đạp vào bụng mẹ… làm xảy ra hiện tượng dây rốn quấn cổ. Bên cạnh đó, quá trình vận động của mẹ cũng có thể dẫn đến điều này nếu thai nhi có xu hướng xoay xuống làm cho dây rốn ngày càng bị thít chặt.

Dây rốn quấn cổ và những nguy cơ mẹ và bé có thể gặp phải

– Con sinh ra nhẹ cân: Dây rốn quấn cổ sẽ làm cản trở quá trính vận chuyển máu, dinh dưỡng và oxy đến thai nhi khiến con sinh ra nhẹ cân, thậm chí có trường hợp dây rốn thít quá chặt có thể làm bé tử vong trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng gặp nguy hiểm. Có bé sẽ tự “tháo” dây rốn khi chuyển động trong bụng mẹ, có bé thì dây rốn vẫn tồn tại đến lúc con chào đời nhưng không hề hấn gì.

– Thai nhi bị treo lên cao khi vượt cạn: Với những trường hợp dây rốn quấn cổ, có thể khiến thai nhi khó lọt qua cổ tử cung ra ngoài đường âm đạo do bị treo lên cao.

– Con có thể bị thiếu oxy: Với những em bé bị dây rốn quấn cổ, con có thể bị thiếu oxy khi chào đời nếu dây rốn quấn quá chặt.

Những sai lầm của mẹ khiến con bị dây rốn quấn cổ

Mẹ bầu nào đang mắc những sai lầm sau đây thì bỏ ngay nhé, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con mà còn nguy hại hơn khi dễ dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ.

1/ Mẹ thích tiệc tùng

Vào tháng thứ 5-6 của thai kỳ, thính giác của thai nhi đã hoàn thiện, lúc này con đã có thể cảm nhận âm thanh ở bên ngoài bụng mẹ. Con thường ngủ trong bụng mẹ nên rất cần môi trường yên tĩnh. Nếu mẹ là người thích đến những buổi tiệc tùng ồn ào, có thể làm ảnh hưởng đến con, khi nghe tiếng ồn, con sẽ hoạt động nhiều và mạnh hơn làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ. Ngoài việc tránh những bữa tiệc, mẹ cũng nên hạn chế đến những nơi ồn ào hay mở những bản nhạc sôi động quá lớn.

Những điều không khỏe ở thai nhi khi bà bầu ở môi trường ồn ào thường xuyên | Bé Yêu

Mẹ đến những nơi ồn ào khiến con quẫy đạp làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ

2/ Thường xuyên thức khuya

Các mẹ bầu vẫn được khuyến cáo nên đi ngủ trước 10 giờ đêm để đảm bảo sức khỏe, tâm trạng, không làm ảnh hưởng thai nhi. Mẹ bầu đi ngủ sớm còn làm giúp cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục. Nếu mẹ ngủ sau 10 giờ, thức quá khuya hay thường xuyên mất ngủ, con trong bụng sẽ bức bối, khó chịu, quẫy đạp và di chuyển liên tục làm tăng nguy cơ bị dây rốn quấn cổ.

3/ Mẹ làm việc quá sức

Thai kỳ là lúc mẹ cần nghỉ nghơi, thư giãn thật nhiều để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con, nếu mẹ làm việc quá sức không chỉ dẫn đến kiệt sức mà còn làm cho thai nhi trng bụng có xu hướng quay đầu xuống, có thể tăng nguy cơ sẩy thai, dây rốn quấn cổ.

4/ Mẹ cáu gắt buồn bực

Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thai nhi, ảnh hưởng đến con sau khi ra đời. Bên cạnh đó, nếu mẹ thường xuyên chán nản, cáu gắt, bực bội, dễ nổi nóng cũng làm thai nhi căng thẳng, bị kích động, hoạt động nhiều hơn dẫn đến tình trạng bị dây rốn quấn cổ.

Khi mẹ bầu khóc, thai nhi không rơi lệ nhưng buồn thương không thua kém mẹ

Tâm trạng của mẹ làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ

5/ Mẹ nằm sai tư thế

Tư thế nằm rất quan trọng với mẹ bầu, đặc biệt là khi thai nhi ngày càng lớn dần trong tử cung. Mẹ nằm sai tư thế sẽ làm ảnh hưởng đến con, không chỉ làm cho lưu lượng máu, oxy và chất dinh dưỡng đến bào thai giảm đi mà còn khiến bé không thoải mái, tâm trạng không tốt, chuyển động nhiều hơn làm cho dây rốn quấn cổ. Tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng về bên trái, mẹ tránh nằm ngửa và nằm nghiêng về bên phải nhé.

6/ Tập luyện

Mẹ bầu vẫn được các bác sĩ khuyên nên duy trì tập luyện trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ tập luyện quá nhiều với cường độ cao, có thể khiến thai nhi có xu hướng quay đầu nhiều hơn, điều này dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ. Mẹ không nên tập luyện quá sức, vừa không tốt cho mẹ lại gây hại cho con.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X