Thắc mắc của sản phụ: Khi khâu 𝐭ầ𝐧𝐠 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐦ô𝐧, 𝐛á𝐜 𝐬ĩ 𝐬ẽ 𝐠â𝐲 𝐭ê 𝐡𝐚𝐲 ‘𝐤𝐡â𝐮 𝐬ố𝐧𝐠’ thì tốt hơn?

Khâu tầng sinh môn sống hay tiêm tê tại chỗ hoặc gây tê màng cứng thì tốt nhất cho sản phụ sinh thường? Đây cũng chính là thắc mắc của nhiều bà bầu sắp sinh nói chung và của mẹ bầu Trần Thanh Hiên, 24 tuổi ở Đa Sĩ, Hà Đông, Hà Nội nói riêng.

Khâu tầng sinh môn sống hay tiêm tê tại chỗ hoặc gây tê màng cứng thì tốt nhất cho sản phụ sinh thường? Đây cũng chính là thắc mắc của nhiều bà bầu sắp sinh nói chung và của mẹ bầu Trần Thanh Hiên, 24 tuổi ở Đa Sĩ, Hà Đông, Hà Nội nói riêng.

Theo mẹ bầu trẻ tuổi này chia sẻ, Hiên đang mang thai lần đầu và thai kỳ bước sang tháng thứ 7: “Em thăm khám thai kỳ thường xuyên, trộm vía mẹ khỏe con khỏe. Bác sĩ nói nếu không có gì thay đổi em sẽ sinh thường, không phải sinh mổ”.

Để chuẩn bị tốt nhất trong thai kỳ, bà bầu này cũng dành thời gian tìm hiểu trước về hành trình đi đẻ. Theo đó Hiên thực sự hoang mang trước thông tin khi sinh con bằng phương pháp sinh thường, hầu hết sản phụ sẽ bị rạch tầng sinh môn.

Thắc mắc của sản phụ: Khi khâu tầng sinh môn, bác sĩ sẽ gây tê hay amp;#34;khâu sốngamp;#34; thì tốt hơn? - 1

Nhiều sản phụ sẽ phải thực hiện khâu tầng sinh môn khi đẻ thường. (Ảnh minh họa)

Thực tế, nhiều bà đẻ cho biết, khi khâu tầng sinh môn, sản phụ sẽ được dùng thuốc tê. Tuy nhiên nhiều mẹ khác lại cho rằng, nên khâu tầng sinh môn sống sẽ tốt cho sức khỏe hơn dù phải chịu đau đớn 1 chút.

“Sắp sinh, em nghe về chuyện khâu sống tầng sinh môn mà hoảng và lo lắng quá. Thật sự không biết khâu tầng sinh môn sống hay tiêm thuốc tê thì tốt nhất cho sức khỏe?”, mẹ bầu 7 tháng lo lắng ra mặt.

Chuyên gia nói gì?

Chia sẻ về vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm này, Ths. Bs. Phan Chí Thành – Chánh Văn phòng Trung tâm Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương khẳng định, trong cả hành trình chuyển dạ đẻ cũng như khi khâu tầng sinh môn sau sinh, sản phụ được các bác sĩ tư vấn giảm đau trong đẻ thật tốt bởi chỉ khi sản phụ được giảm đau tối đa thì cơ thể mới có thể thả lỏng mềm mại, không co cứng, thuận lợi trong suốt quá trình chuyển dạ rặn đẻ cũng như khâu may tầng sinh môn sau sinh.

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, việc giảm đau cho sản phụ khi khâu tầng sinh môn có thể được thực hiện theo 2 cách: 1 là tiêm tê tại chỗ cắt khâu tầng sinh môn và 2 là giảm đau trong đẻ bằng gây tê ngoài màng cứng. Trong đó, biện pháp gây tê ngoài màng cứng có thể giúp sản phụ giảm đau cả trong cả quá trình đẻ cũng như lúc khâu tầng sinh môn sau đẻ nên được coi là phương pháp chiếm ưu thế tốt hơn.

Khi thực hiện sản phụ được giảm đau gây tê ngoài màng cứng, cả hệ thống ống đẻ cũng như tầng sinh môn của sản phụ mềm mại thả lỏng nên tầng sinh môn giãn nở tốt hơn, do đó sản phụ dễ rặn đẻ hơn cũng như tầng sinh môn ít bị rách sâu rộng hơn.

Tại bệnh viện, ngay sau sinh, nếu sản phụ được giảm đau gây tê ngoài màng cứng tốt, sản phụ có thể vừa khâu tầng sinh môn vừa ôm con thực hiện phương pháp da kề da vừa tỉnh táo cho con bú mà không cảm thấy đau đớn khi thực hiện khâu tầng sinh môn.

Ngược lại, nếu thực hiện khâu tầng sinh môn sống, không được tiêm thuốc tê giảm đau, sản phụ sẽ đau đớn, co cứng toàn bộ cơ tầng sinh môn, gây rất nhiều khó khăn cho bác sỹ trong lúc khâu phục hồi tầng sinh môn. Thậm chí đã có trường hợp sản phụ gồng cứng người khiến kim khâu bị gẫy trong quá trình khâu tầng sinh môn.

Do đó, việc khâu tầng sinh môn sống sẽ để lại rất nhiều ám ảnh và tổn hại sức khỏe, tâm sinh lý cho sản phụ.

Thắc mắc của sản phụ: Khi khâu tầng sinh môn, bác sĩ sẽ gây tê hay amp;#34;khâu sốngamp;#34; thì tốt hơn? - 3

Ths. Bs. Phan Chí Thành – Chánh Văn phòng Trung tâm Đào tạo, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.

Cách để tầng sinh môn giãn nở tốt khi sinh thường

Ths. Bs. Phan Chí Thành cũng cho hay, để tầng sinh môn mềm mại giãn nở tốt khi sinh, các sản phụ có thể áp dụng 1 số mẹo sau:

Thứ nhất, quan hệ tình dục ở quý 3 thai kỳ sẽ giúp cho tầng sinh môn giãn nở tốt hơn, từ đó cuộc chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn. Bản thân cơ quan sinh dục nam được coi là biện pháp nong cơ học giúp tầng sinh môn giãn nở rất tốt. Đặc biệt chính tinh trùng của người đàn ông xuất vào trong âm đạo có chứa prostaglandin giúp cổ tử cung mềm mại và dễ chuyển dạ hơn.

Thứ hai, massage tầng sinh môn được thực hiện bởi các bác sĩ phụ sản khi khám thai từ tuần thứ 35 của thai kỳ sẽ giúp tầng sinh môn được nong giãn mềm mại thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X