Số ca mắc tay chân miệng gia tăng: BS nói trẻ có 3 dấu hiệu này là 𝗯ệ𝗻𝗵 𝗻ặ𝗻𝗴, cần cho đi viện ngay, cha mẹ lưu ý

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời.

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

– Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.

– Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C), đau họng, tổn thương, đau rát ở miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

– Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.

Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.

Dấu hiệu toàn thân nặng: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật, nôn, tay chân run rẩy, tim đập nhanh, khó thở, tím tái… Gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.

CẨN TRỌNG với những dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ

3 dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, có 3 triệu chứng rất sớm cảnh báo diễn biến nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ mà cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng sau đây, gia đình cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.

– Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

– Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây là tình các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

– Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Nhìn chung, phần lớn trẻ mắc bệnh tay chân miệng đều có triệu chứng nhẹ, diễn biến bệnh kéo dài 7 – 10 ngày là khỏi nếu chăm sóc điều trị tích cực. Tuy nhiên cũng có những trường hợp gặp phải biến chứng nguy hiểm, triệu chứng chuyển biến nhanh chỉ sau vài giờ.

Vì thế nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám và can thiệp. Việc này giúp phòng ngừa các tình huống nguy hiểm như: Viêm não, viêm màng não, phù phổi cấp, viêm cơ tim, sốc dẫn tới tử vong.

Điều trị và chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp khắc phục:

– Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…

– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

– Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…

Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

3 dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng giai đoạn nặng ở trẻ nhỏ | Vinmec

Phòng bệnh tay chân miệng

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không nên cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …

– Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

– Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Cách phân biệt bệnh chân tay miệng cảm sốt, cúm virus

Biểu hiện bệnh tay chân miệng có thể khiến các bậc cha mẹ dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như cảm sốt, cúm virus, thủy đậu,… Đặc điểm bệnh lý khác nhau có thể khiến việc xử lý, điều trị sai cách, bệnh sẽ phát triển nặng và biến chứng nguy hiểm đe dọa. Vì thế phân biệt chẩn đoán bệnh chính xác vô cùng quan trọng.

Điểm giống nhau giữa các bệnh lý này là đều gây triệu chứng sốt cao, cơ thể mệt mỏi, trẻ biếng ăn, quấy khóc và đau họng. Thế nhưng bệnh Tay chân miệng lại gây xuất hiện những nốt phát ban, bọng nước rất đặc trưng ở 3 vùng cơ thể là: lòng bàn tay, lòng bàn chân và miệng (niêm mạc miệng, lưỡi, má trong,…).

Hơn nữa bệnh tay chân miệng ở trẻ thường diễn biến nhanh, nặng và dễ gây biến chứng nguy hiểm hơn, cần điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc điều trị khác nếu chưa được chẩn đoán chính xác bệnh.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X