Sinh xong 𝐱𝐮ấ𝐭 𝐡𝐮𝐲ế𝐭 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐧𝐠ừ𝐧𝐠, mẹ Bắc Giang được truyền 3,5 lít máu mới 𝐠𝐢ữ đượ𝐜 𝐦ạ𝐧𝐠

Theo thông tin từ Sức khỏe đời sống, mới đây, các y bác sĩ tại bệnh viện Sản nhi Bắc Giang đã cấp cứu thành công cho sản phụ bị băng huyết sau đẻ giờ thứ 2 do đờ tử cung. Nguy cơ mất máu nhiều, đe dọa đến tính mạng. Trước đó, sản phụ

Theo thông tin từ Sức khỏe đời sống, mới đây, các y bác sĩ tại bệnh viện Sản nhi Bắc Giang đã cấp cứu thành công cho sản phụ bị băng huyết sau đẻ giờ thứ 2 do đờ tử cung. Nguy cơ mất máu nhiều, đe dọa đến tính mạng.

Trước đó, sản phụ tên Y. (sống tại Bắc Giang) đang mang thai 37 tuần, có hiện tượng đau bụng từng cơn và ra huyết âm đạo nên được người nhà đưa vào bệnh viện. Sau khi thăm khám lâm sàng và siêu âm, các bác sĩ nhận thấy chị Y. có hiện tượng đa ối, thai ngôi chỏm và được chuyển về Khoa Đẻ để tiếp tục theo dõi sức khoẻ mẹ và thai nhi.

Một tuần sau khi nhập viện, bé gái nặng 3,3kg cất tiếng khóc chào đời trong niềm hạnh phúc của gia đình. Được đỡ đẻ an toàn, tuy nhiên qua kiểm tra, bác sĩ thấy tử cung chị Y. co hồi kém, huyết âm đạo ra nhiều. Bác sĩ đã xử trí bằng thuốc tăng co tích cực, xoa đáy tử cung kích thích co hồi tử cung và theo dõi sát tình trạng của sản phụ.

Tuy nhiên, tình trạng của sản phụ không cải thiện, tử cung vẫn co hồi kém, da xanh niêm mạc nhợt, mạch 100 lần/phút, huyết áp 90/60mmHg, huyết từ trong buồng tử cung chảy ra rất nhiều huyết đỏ lẫn huyết cục, các bác sĩ đã hội chẩn và chẩn đoán sản phụ bị băng huyết sau đẻ giờ thứ 2 do đờ tử cung, được chỉ định truyền máu và chuyển sang phẫu thuật cấp cứu để cầm máu.

Sinh xong xuất huyết không ngừng, mẹ Bắc Giang được truyền 3,5 lít máu mới giữ được mạng - 1

Giám đốc bệnh viện Sản nhi Bắc Giang đã trực tiếp cấp cứu cho chị Y.

Khi tiến hành phẫu thuật, BS CKII Đào Xuân Hiền – Phụ trách Khoa Hỗ trợ sinh sản cùng kíp mổ đã tiến hành thắt 2 động mạch tử cung để cầm máu nhưng máu vẫn tiếp tục chảy, sản phụ vẫn phải tiếp tục truyền máu trong khi mổ.

Vấn đề phức tạp là nếu để mất máu nặng đe doạ tính mạng của sản phụ, buộc lòng phải cắt tử cung để cầm máu. Nhưng đây là lần sinh đầu của sản phụ, hơn nữa sản phụ tuổi vẫn còn trẻ nếu phải cắt tử cung, không những mất khả năng sinh đẻ mà còn ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người phụ nữ vì vậy kíp phẫu thuật đã mời giám đốc bệnh viện, BSCKII Lê Công Tước, hội chẩn và trực tiếp phẫu thuật để bảo tồn tử cung cho sản phụ.

BS Lê Công Tước đã tiến hành thắt nhánh tử cung của động mạch buồng trứng 2 bên để cầm máu cho sản phụ. Kết quả sau 10 phút, tử cung cầm máu hoàn toàn và được bảo tồn thành công.

Sau phẫu thuật, sản phụ tiếp tục được hồi sức tích cực tại Phòng Hồi sức hậu phẫu trong vòng 24 giờ và được chuyển về Khoa Sản II để tiếp tục điều trị trước khi xuất viện. Tổng lượng máu được truyền cho sản phụ trước, trong và sau khi phẫu thuật là 3.500ml khối hồng cầu và 2.500ml huyết tương.

Sau 7 ngày được điều trị tích cực, cả mẹ và con khoẻ mạnh ra viện trong niềm vui mừng khôn xiết của gia đình và các y bác sĩ.

Đờ tử cung – biến chứng nguy hiểm sau sinh

Sinh xong xuất huyết không ngừng, mẹ Bắc Giang được truyền 3,5 lít máu mới giữ được mạng - 2

Đờ tử cung là nguyên nhân chính gây ra tình trạng băng huyết sau sinh. (Ảnh minh họa)

Đờ tử cung là biến chứng nguy hiểm đối với phụ nữ sau sinh. Đờ tử cung xảy ra khi tử cung của người mẹ không thể co hồi lại sau khi sinh con, nguy cơ dẫn đến tai biến băng huyết sau sinh.

Theo thống kê, đờ tử cung chiếm 80% nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và rất nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ. Đờ tử cung thường gặp ở những sản phụ có nguy cơ cao như: sinh đa thai (sinh đôi/sinh ba); thai to; đa ối; người mẹ có thể trạng yếu hoặc người mẹ đã từng sinh nở nhiều lần cấu tạo cơ bụng kém.

Không phải mọi trường hợp phụ nữ sau sinh bị đờ tử cung đều có khả năng phòng ngừa được. Do đó, điều quan trọng là nhân viên y tế cần chú ý chủ động kiểm soát vấn đề này trong mọi giai đoạn chuyển dạ. Nếu sản phụ có nguy cơ cao bị đờ tử cung thì nên sinh con tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản như bệnh viện hoặc những trung tâm có đầy đủ trang thiết bị cần thiết để dự phòng tình trạng mất máu ở sản phụ.

Trong quá trình chuyển dạ sinh con, bác sĩ sẽ liên tục theo dõi tiên lượng cuộc chuyển dạ của người mẹ và đánh giá lượng máu chảy ra ngay sau sinh để có thể kịp thời phát hiện tình trạng băng huyết. Với trường hợp cần thiết, oxytocin được tiêm ngay sau quá trình sinh để kích thích tử cung người mẹ co hồi, ngừa tình trạng chảy máu. Bên cạnh đó, việc xoa bóp tử cung sau sinh cũng giảm đi phần nào nguy cơ đờ tử cung và nên được thực hiện thường xuyên.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X