Sinh năm một cho nhàn, các cụ bảo vậy nhưng khoa học phân tích bất lợi về chỉ số IQ, sức khỏe tâm lý

Gần như mục đích của hôn nhân là sinh con nên các cặp đôi thích sinh con năm một hơn là chờ đợi. Tuy nhiên, việc chăm sóc con cái bây giờ thật vất vả, khó có thể tưởng tượng được khi con còn phải đút cho ăn thì lại có thêm một đứa con

Gần như mục đích của hôn nhân là sinh con nên các cặp đôi thích sinh con năm một hơn là chờ đợi. Tuy nhiên, việc chăm sóc con cái bây giờ thật vất vả, khó có thể tưởng tượng được khi con còn phải đút cho ăn thì lại có thêm một đứa con nữa.

Một người mẹ sinh con liên tiếp trong 2 năm chia sẻ rằng thời gian đầu vô cùng nhàn nhã. Ai nói cực chứ cô thì thấy rất thong thả vì đã có ông bà nội, ông bà ngoại thay phiên nhau chăm sóc cháu.

“Vì vậy, trước khi chúng ba tuổi, tôi thực sự không cảm thấy mệt mỏi như thế nào. Tôi thậm chí còn gợi ý với bạn bè: Nếu thực sự muốn có hai con, tốt hơn là nên có hai con sớm hơn, hoàn thành nhiệm vụ sớm rồi nghỉ khỏe, 2 đứa con có thể chơi với nhau nữa”

Tuy nhiên, khi đứa lớn bước qua 3 tuổi, người mẹ mới bắt đầu nếm vị trần ai: Đứa này đòi mẹ thì đứa kia cũng đòi; đứa này nghịch thì đứa kia bắt chước… Chưa kể con lớn vào lớp 1 cần mẹ kềm cặp thì mới học được, trong khi đứa nhỏ vẫn đang học mẫu giáo và luôn đòi mẹ chơi với nó. Sức khỏe của mẹ thì giảm sút, khi các con lớn thì mẹ cũng khó quay lại công việc trước đây vì kinh nghiệm gián đoạn, chậm chạp hơn những người cùng tuổi…

hình ảnh

Một người mẹ khác lại cho rằng sinh hai con liên tiếp là một lựa chọn khôn ngoan. Cô đã nghỉ làm hoàn toàn sau khi sinh đứa con đầu, và cho rằng mẹ có thể quay lại nơi làm việc sau khi hai con lớn, toàn tâm toàn ý lo cho sự nghiệp.

Vậy nên sinh con liên tiếp hay để thư thả vài năm? Trước đây người ta ít áp dụng các biện pháp tránh thai hơn. Việc sinh con liên tiếp rất phổ biến. Tuy nhiên sẽ có những bất lợi như sau:

– Về sức khỏe của người mẹ, thời gian hồi phục của tử cung là khoảng ba tháng. Nếu không được nghỉ ngơi sẽ rất dễ xảy ra các cơn co tử cung không tốt và sa tử cung. Ngoài ra, tình trạng lỏng lẻo của dây chằng và khớp do mang thai, phù nề và các vấn đề khác cũng cần được phục hồi từ từ.

– Ở góc độ tâm sinh lý của các bà mẹ, phụ nữ trải qua quá trình mang thai và sinh nở giống như một trận chiến cam go, rất cần phục hồi sức khỏe. Nếu sinh con liên tiếp thì tâm lý càng căng thẳng, dễ bị trầm cảm.

– Nếu sinh con năm một, sự quan tâm chăm sóc của mẹ với đứa con đầu sẽ không được đầy đủ. Sau sinh thì thời gian dành cho con càng hạn chế hơn. Đây cũng là một tác hại vô hình đối với con.

Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy thời gian sớm nhất mẹ nên cấn bầu sau khi sinh con là:

– Bà mẹ sinh thường con đầu lòng: 18 tháng sau.

Sau 18 tháng, hầu hết trẻ nhỏ đã đi đứng thành thục, mẹ không phải ẵm bế. Ngoài những nguyên nhân đã phân tích ở trên, cũng cần quan tâm đến sức khỏe của đứa con thứ 2. Nếu khoảng thời gian ngắn hơn 18 tháng, thai nhi dễ mắc các triệu chứng bất lợi như đẻ non, chậm phát triển.

– Bà mẹ sinh mổ con đầu lòng: 24 tháng sau

Đối với những bà mẹ sinh con đầu lòng bằng phương pháp mổ lấy thai, phải mất khoảng hai năm để vết thương hồi phục. Nói cách khác, để giảm hiện tượng vỡ tử cung, dính tử cung và các tình trạng không mong muốn khác, khoảng cách giữa lần sinh con đầu và lần mang thai con thứ hai tối thiểu nên là 2 năm. Tức là mẹ sinh con thứ hai khi con đầu trong khoảng 3 tuổi là ít nhất.

Trên thực tế, khoảng thời gian giữa các lần sinh con thứ hai phụ thuộc vào sức khỏe và độ tuổi của người mẹ, cũng như vấn đề tài chính gia đình và nhân lực. Về cơ bản, cách nhau 3-5 năm giữa hai lần sinh là khoảng cách tốt nhất, có 3 lý do:

1. Phục hồi cơ thể

Khoảng cách giữa các lần sinh quá ngắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, đặc biệt là nếu mẹ sinh mổ. Mang thai sớm sẽ khiến vết sẹo ở tử cung của vết mổ bị căng quá mức, tiềm ẩn nguy cơ bong non, dễ gây chảy máu. Sức khỏe của đứa con thứ hai cũng bị ảnh hưởng.

2. Đủ năng lượng

Khoảng thời gian lý tưởng có đứa con thứ hai là 3-5 năm và khi con lớn đi nhà trẻ, mẹ mới có đủ năng lượng mang thai, chăm sóc con nhỏ con lớn. Nếu chênh lệch tuổi tác giữa 2 con quá ngắn thì mẹ sẽ mệt mỏi, nhưng nếu quá dài thì khi sinh con thứ hai, người mẹ đã lớn tuổi và sức khỏe cũng không giống như còn trẻ. Mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc và nuôi dạy con thì con cũng không phát triển toàn diện.

hình ảnh

3. Nằm trong độ tuổi sinh đẻ

Độ tuổi sinh con ở người mẹ lý tưởng là từ 24 đến 35 tuổi. Nếu thời gian có con thứ hai nằm trong khoảng 3 – 5 năm thì người mẹ vẫn ở trong độ tuổi sinh đẻ lý tưởng, không có gì phải lo lắng. Nếu khoảng thời gian giữa lần sinh thứ nhất và thứ hai quá dài, chắc chắn mẹ sẽ bỏ lỡ độ tuổi sinh nở đẹp nhất của người phụ nữ. Nhưng nếu quá ngắn thì niềm vui làm mẹ lần đầu cũng sẽ giảm đi vài phần vì suốt ngày căng thẳng lo lắng cho 2 đứa con bé bỏng. Điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con cái.

Tuy nhiên, nếu gia đình có đủ 2 yếu tố then chốt là tiền bạc và con người thì không phải phân vân sinh hai con liên tiếp hay cách nhau vài tuổi. Bởi 2 yếu tố trên sẽ giải quyết tốt các yếu tố bất lợi của việc sinh liền nhau, các mẹ thấy có hợp lý không?

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X