Sinh đôi: Anh ông bà ngoại nuôi, em mẹ chăm, 2 năm sau anh cao gấp 1/2, cứng cáp hơn em

Trái với suy nghĩ của nhiều người, một đứa trẻ được phát triển tốt nhất nếu được phát triển một cách tự nhiên, không ép con ăn thật nhiêu hay quan trọng chuyện cân nặng. Sau khi biết câu chuyện của chị X, nhiều người phải ngỡ ngàng mà thốt lên rằng “Ngoại mát tay

Trái với suy nghĩ của nhiều người, một đứa trẻ được phát triển tốt nhất nếu được phát triển một cách tự nhiên, không ép con ăn thật nhiêu hay quan trọng chuyện cân nặng. Sau khi biết câu chuyện của chị X, nhiều người phải ngỡ ngàng mà thốt lên rằng “Ngoại mát tay là có thật”.

Mạng xã hội rầm rộ chia sẻ câu chuyện về cặp sinh đôi của người mẹ X. Được biết, do điều kiện kinh tế không cho phép, chị không thể chu toàn cho cuộc sống của 2 con. Để giải quyết nỗi trăn trở này, mẹ bé buộc phải gửi anh trai về ngoại. Đứa em sinh đôi ở lại thành phố sống cùng bố mẹ.

2 năm sau, mức sống của gia đình được cải thiện, chị X quyết định đón bé lớn về nuôi. Về quê đón con, chị vô cùng bất ngờ về sự khác biệt ngoại hình giữa cặp đôi song sinh. Người anh được ngoại nuôi ngoài việc ăn mặc giản di, bé cao hơn gần nửa người so với em trai mình. Cậu bé trong khỏe mạnh hơn với làn da ngâm đen.

Người mẹ cảm thấy khó hiểu. Chị vẫn nấu ăn theo hướng dẫn trong sách dinh dưỡng và chăm sóc con trai rất chu đáo. Các chất bổ cũng được bổ sung đầy đủ. Người mẹ hoàn toàn không nghĩ rằng, sự chăm sóc của bà ngoại đã vượt xa sự mong đợi của chị.Vậy, nguyên nhân do đâu?

Tại sao một số trẻ ở quê lại khỏe mạnh hơn trẻ thành phố?

1. Chế độ ăn uống được cân bằng

Chức năng tiêu hóa của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Nó tương đối yếu. Bố mẹ thường cố gắng làm sao cho con ăn thật nhiều mà ít để ý đến những yếu tố khác. Chẳng hạn, các loại ngũ cốc thô nếu bé ăn nhiều tạo thành gánh nặng cho dạ dày, làm hệ tiêu hóa phải hoạt động quá nhiều, gây táo bón.

Trong khi ở quê, trẻ được ăn nhiều rau. Nhưng nguồn rau chủ yếu do ngoại trồng nên đảm bảo thành phần dinh dưỡng tự nhiên, không độc hại. Thậm chí nhà có chăn nuôi, gà, vịt hoặc trứng nếu trẻ muốn ăn đều có, vì vậy trẻ được thỏa mãn đủ nhu cầu dinh dưỡng.

2. Ngủ sớm, đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu muốn con phát triển chiều cao, điều đầu tiên là phải quan tâm chất lượng giấc ngủ.

Năm khác biệt trẻ ngủ trước và sau 9 giờ tối, càng lớn càng khó thu hẹp  khoảng cách

Vùng quê yên tĩnh, về đêm thường ít có nơi để đi chơi. Họ thường đi ngủ sớm. Những đứa trẻ sống cùng ông bà cũng được hình thành thói quen sinh hoạt, đi ngủ sớm và dậy sớm.

Trong khi, trẻ em ở thành phố thì có quá nhiều lý do để chúng đi ngủ muộn. Chẳng hạn chơi điện thoại, xem ti vi hoặc bố mẹ đi làm về muộn, các con đợi nên cũng ngủ muộn,…

3. Không sợ bẩn

Ngày nay rất nhiều cha mẹ bảo bọc con chẳng cho con làm gì, thậm chí cứ học rồi về nhà ở miết trong nhà. Cha mẹ lo lắng nếu con ra ngoài quá bụi bẩn, không tốt cho sức khỏe. Thậm chí, chén bát hay đồ dùng trong nhà cũng được khử trùng sạch bóng để đảm bảo môi trường sống của trẻ phải sạch sẽ và lành mạnh.

Cha mẹ sợ bẩn sẽ không có con thông minh

Thực tế, đôi khi việc quá sạch sẽ, được chăm sóc quá kỹ, những đứa trẻ cũng như những “bông hoa” trong nhà kính, thiếu sức đề kháng và khả năng miễn dịch.

4. Được vui chơi

Thành phố thì rộng lớn là thế nhưng rất ít không gian để con thoải mái vui chơi. Cha mẹ không dám cho con ra ngoài một mình vì sợ bị lạc, bị bắt cóc,…Cố gắng lắm thì cuối tuần mới sắp xếp việc để đưa con đi chơi.

Còn ở quê, có quá nhiều không gian để con vui đùa. Trong thời gian ở cùng ngoại, con trai lớn của chị Xiaole thường xuyên chơi đùa trên cánh đồng cùng với những bạn nhỏ ở quê, thường ra sông để bắt cá và đập trứng Chính những hoạt động đó phần nào thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển chiều cao.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X