Sau bữa cơm trưa, bé trai 6 tuổi bị sưng phù, chạy viện mà không cứu nổi, mẹ kiện chị dâu ra tòa đòi lý lẽ

Dị ứng thực phẩm gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ. Chậm trễ sẽ tử vong như bé trai 6 tuổi bị dị ứng sữa này.

Dị ứng sữa rất phổ biến nhưng nhiều người chủ quan, trì hoãn việc điều trị, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng như dẫn đến đe dọa sinh mạng của trẻ. Sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, tôm, cua, cá, đậu nành, đậu phộng, lúa mì,…đều dễ gây phản ứng dị ứng. Trường hợp bé trai 6 tuổi bị dị ứng sữa gây phù nề và tử vong chỉ trong phút chốc dưới đây là lời cảnh tỉnh cho phụ huynh.

Bé trai 6 tuổi bị dị ứng sữa nguyên chất, gây phù nề không qua khỏi

Đây là một câu chuyện có thật, được bác sĩ trực tiếp cứu chữa cho bé trai 6 tuổi bị dị ứng sữa và phù nề kể lại.

Khi cậu bé được đưa tới bệnh viện cấp cứu, bác sĩ nhận thấy có các triệu chứng như tụt huyết áp và bất tỉnh. Mặc dù đã được tiêm oxy lưu lượng cao và epinephrine ngay tức thì để ngăn chặn tình trạng sốc phản vệ nhưng không may, bé đã ngừng tim và không qua khỏi.

Được biết, cậu bé theo bố mẹ về nhà nội chơi. Hôm ấy sau bữa cơm trưa, cậu bé đang chơi ngoài sân, ông nội gọi vào và cho bánh ăn, đang định ăn thì mẹ bé ngăn lại.

Người mẹ giải thích rằng do cậu bé bị dị ứng với trứng và các sản phẩm từ sữa nên không cho ăn. Cậu bé lại quay đi, chạy ra sân chơi tiếp. 10 phút sau, cậu bé ngồi xổm xuống đất và than đau bụng. Mẹ của cậu bé chạy đến và bế con vào phòng vệ sinh. Rất nhanh sau đó, người mẹ thấy con có biểu hiện mí mắt sưng húp, khắp người nổi đầy mẩn ngứa. Cả nhà khi đó mới hốt hoảng gọi cấp cứu. Trong lúc chờ đợi, cậu bé bắt đầu co giật, nôn mửa. Ngay lập tức người mẹ nhận ra ngay có thể con mình bị dị ứng thực phẩm. Xe đến, mọi người tức tốc khăn gói đưa cậu bé vào viện.

hình ảnh

Khi vị bác sĩ này tiếp nhận bệnh nhi thì cậu bé đã rơi vào tình trạng mặt, miệng, môi và hầu họng đều có mức độ phù nề khác nhau, kèm biểu hiện khó thở, nghẹt mũi, vô thức. Sau khi kiểm tra thể chất, bác sĩ nhận thấy huyết áp cậu bé giảm và nghe tiếng thở khò khè ở hai phổi. Căn cứ vào miêu tả của mẹ cậu bé, bác sĩ cũng nghi ngờ đó là dị ứng thức ăn rồi sốc phản vệ nghiêm trọng.

Để giữ cho đường thở không bị tắc nghẽn, cải thiện các triệu chứng thiếu oxy và sốc, đầu, ngực và chi dưới của cậu bé được nâng lên ngay lập tức. Tiến hành theo dõi điện tâm đồ và độ bão hòa oxy trong máu. Bước đầu tiên trong việc cấp cứu sốc phản vệ là loại bỏ chất gây dị ứng. Bác sĩ đã hỏi người nhà bé bị dị ứng gì, ăn uống gì trước đó nhưng không ai biết. Sau đó Bác sĩ sắp xếp ekip hỗ trợ mình, thực hiện các phương pháp sơ cứu cần thiết để cung cấp một lượng oxy lưu lượng cao cho bệnh nhi và loại bỏ dịch tiết đường hô hấp.

hình ảnh

Do mạch máu của bệnh nhi bị sốc nên rất khó tìm nên thời điểm tốt nhất để áp dụng epinephrine và bị trì hoãn do phải chờ tư vấn về đường vào mạch. Việc sử dụng epinephrine ngay và luôn là cần thiết để sơ cứu sốc phản vệ cho cậu bé. Nhưng khi bác sĩ vội vàng chạy đến, cậu bé đã tắt thở từ lúc nào. Bố mẹ ôm thi thể cậu bé lạnh cóng, bà nội gục xuống đất, ông nội như chết đứng tại chỗ…

Vài tháng sau, vị bác sĩ này được nghe lại câu chuyện từ một y tá tham gia cấp cứu vào thời điểm đó rằng, mẹ cậu bé này đã thuê luật sư để kiện chị dâu (cô của cậu bé) tới cùng.

Chuyện là gia đình sau đó phát hiện ra rằng, sở dĩ cậu bé bị như vậy là do người cô này vì một lý do nào đó đã cho cháu mình uống sữa nguyên chất bất chấp trước đó người mẹ đã nói con mình bị dị ứng sữa…Nhưng trong trường hợp này, theo bác sĩ, nếu bố mẹ đưa con tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời, có lẽ cậu bé đã có hy vọng sống. Nói gì thì nói mọi chuyện cũng đã diễn ra theo cách không ai mong muốn.

Bố mẹ không nên chủ quan khi trẻ nhỏ có các dấu hiệu dị ứng thực phẩm

Trường hợp bé trai 6 tuổi bị dị ứng sữa như trên, cần tiêm epinephrine để giải cứu trước khi ngạt thở hoặc sốc. Việc nhận biết và chẩn đoán kịp thời tình trạng dị ứng rất quan trọng. Bố mẹ khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị dị ứng thức ăn, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất, trình bày cho bác sĩ loại thực phẩm trẻ đã ăn trước đó, số lượng, thời gian ăn, hay có tiền sử bị dị ứng không, các triệu chứng xuất hiện khi nào,…

hình ảnh

Dị ứng thực phẩm thường có các triệu chứng ở da và niêm mạc như nổi mề đay, phù mạch, ngứa da, các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng, các triệu chứng phù thanh quản, hen suyễn và dẫn đến không dung nạp thức ăn càng ăn nhiều một loại thức ăn nào đó cũng cảm thấy khó chịu…

Vậy nên, lưu ý với bố mẹ, “thời gian vàng” đối với các trường hợp dị ứng thực phẩm nghiêm trọng chỉ là nửa giờ, thậm chí vài phút. Do đó, các phụ huynh nên lưu tâm hơn, chạy chữa kịp thời tránh để tình trạng đau lòng xảy ra như bé trai 6 tuổi bị dị ứng sữa trên, có hối hận cũng đã muộn màng.

Theo WTT Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/sau-bua-com-trua-be-trai-6-tuoi-bi-sung-phu-chay-vien-ma-khong-cuu-noi-me-kien-chi-dau-ra-toa-doi-ly-le
BÀI LIÊN QUAN
X