Sau 6 tháng, trẻ hay quấy đêm khả năng cao là vì 4 lý do sức khỏe

Nhớ lại ngày xưa mới làm mẹ lần đầu “đúng gà” chị em ạ, nửa đêm con khóc cái là mẹ cũng quýnh quáng hết cả lên, nhiều lúc chẳng biết làm gì. Hồi đó con khóc là em cứ nghĩ là con đói thôi nên toàn cho bú, nhiều lúc nó không chịu bú

Nhớ lại ngày xưa mới làm mẹ lần đầu “đúng gà” chị em ạ, nửa đêm con khóc cái là mẹ cũng quýnh quáng hết cả lên, nhiều lúc chẳng biết làm gì. Hồi đó con khóc là em cứ nghĩ là con đói thôi nên toàn cho bú, nhiều lúc nó không chịu bú thì cũng hết cách.

Về sau tìm hiểu mới biết bé hay quấy đêm cũng có nhiều lý do lắm ạ, mà trong đó có không ít lý do liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là với những bé trên 6 tháng tuổi. Lúc này đa số các con đều đã ổn định giấc ngủ, nhiều bé còn không bú đêm nữa luôn nên nếu thấy con quấy khóc quá nhiều, mẹ có thể nghĩ đến những nguyên nhân sau nhé.

hình ảnh

Khó tiêu

Trẻ khó chịu bụng, khó tiêu, đau bụng,… nói chung gặp những vấn đề về tiêu hóa sẽ rất hay khóc quấy vào nửa đêm. Nhiều mẹ không nhận biết được dấu hiệu khi con bị khó tiêu, rất đơn giản chỉ cần quan sát phần bụng của trẻ, nếu bụng căng tròn, ấn nhẹ vào thấy cứng và đầy khí thì đây chính là nguyên nhân khiến trẻ khóc quấy đó mẹ.

Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp như chăm chỉ massage bụng cho bé sau khi ăn được khoảng 30 phút – 1 tiếng, nhớ là phải massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ vị trí rốn ra phía bên ngoài nha.

Ngoài ra, dùng khăn ấm chườm bụng cho con cũng rất có hiệu quả trong tình huống này, nhớ cho con ợ hơi sau khi ăn, một số nguyên nhân nữa có thể khiến bé bị khó tiêu đó là mẹ thay đổi chế độ ăn đột ngột, hãy xem xét lại vấn đề này để điều chỉnh kịp thời nhé mẹ.

hình ảnh

(Ảnh minh họa)

Khó chịu nướu răng

Một nguyên nhân nữa khiến các bé thường hay quấy khóc vào ban đêm đó là cảm giác khó chịu khi mọc răng. Sở dĩ bé thường cảm thấy khó chịu vào ban đêm hơn là do vào ban ngày, con gặp gỡ nhiều người, tham gia nhiều hoạt động tương tác, vui chơi nên có thể “tạm quên” sự khó chịu mọc răng. Vào ban đêm yên tĩnh, không có nhiều yếu tố bên ngoài tác động nên việc trẻ dễ cảm nhận được cơn đau hơn là điều đương nhiên.

Một số dấu hiệu con đang mọc răng chỉ cần chú ý một chút có thể nhận biết được là bé biếng ăn, nướu sưng đỏ, hay cáu kỉnh, má bị đỏ, muốn nhai, gặm đồ vật,… Để xoa dịu cảm giác khó chịu khi mọc răng vào ban đêm, mẹ có thể dùng ngón tay đã vệ sinh sạch sẽ xoa nướu cho con hoặc chuẩn bị một số vật dụng gặm nướu được “ướp lạnh” để trẻ giảm được cảm giác đau đớn và dễ ngủ hơn nha.

Môi trường ngủ không thoải mái

Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc lạnh, nệm ngủ không sạch sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, phòng có âm thanh hoặc ánh sáng quá mạnh,… đều là những lý do khiến bé cưng của mẹ hay quấy khóc hơn. Vì thế, nếu không phải do đói và các nguyên nhân khác, mẹ nên kiểm tra những yếu tố bên ngoài này để đảm bảo con có một môi trường ngủ thoải mái nhất.

Tâm lý bất ổn

Các mẹ biết không, từ 6 tháng tuổi trở lên tâm lý của bé đã hết sức rõ ràng, cách bộc lộ cảm xúc cũng cụ thể hơn. Con có thể bị quen hơi mẹ và cảm thấy lo lắng, bất an khi nửa đêm bỗng không thấy mẹ đâu, hoặc việc chơi những trò chơi mạnh, có phần kích động trước khi đi ngủ cũng có thể khiến trẻ dễ bị giật mình, hay thức giấc vào ban đêm nữa.

Do đó, hãy làm sao cho con cảm nhận được sự an toàn khi luôn có mẹ bên cạnh, khoảng thời gian trước khi đi ngủ rất quan trọng, mẹ có thể trò chuyện cùng con, đọc sách, truyện cho con nghe hoặc mở những bài nhạc nhẹ nhàng để bé dễ ngủ hơn, tránh bị kích động, ảnh hưởng tâm lý trong giấc ngủ.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X