Sản phụ Phú Thọ mang thai lần bốn sau 3 lần sinh mổ, gặp biến chứng ở tuần 19

Mang thai và sinh nở với nhiều mẹ không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt là khi gặp các biến chứng thai kỳ thì mẹ đẻ lần đầu hay lần thứ ba, thứ tư đều không thể một mình đối mặt. Mới đây, em đọc trên Vietnamnet thì các bác sĩ Bệnh viện Phụ

Mang thai và sinh nở với nhiều mẹ không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt là khi gặp các biến chứng thai kỳ thì mẹ đẻ lần đầu hay lần thứ ba, thứ tư đều không thể một mình đối mặt. Mới đây, em đọc trên Vietnamnet thì các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa cấp cứu thành công một sản phụ vỡ tử cung ngay tại vị trí rau cài răng lược.

Được biết sản phụ là chị Nguyễn Thị T.L, 33 tuổi ở Thanh Ba, Phú Thọ, mang thai 19 tuần. Chị L. mang thai lần 4, tiền sử mổ đẻ 3 lần, nhập viện trong tình trạng thỉnh thoảng đau hạ vị và đi tiểu buốt. Các bác sĩ đã tiếp nhận và chẩn đoán chửa vết mổ, rau tiền đạo cài răng lược ở vị trí sẹo mổ đẻ cũ, nguy cơ vỡ t.ử cung. Bác sĩ bệnh A4 đã tư vấn cặn kẽ cho thai phụ và gia đình các nguy cơ sẽ xảy đến với thai phụ và thai nhi. Gia đình thai phụ tha thiết mong muốn theo dõi và giữ thai.

hình ảnh

Ảnh Horacem

Tuy nhiên chỉ trong vòng chưa đầy 24h, tình hình sản phụ chuyển biến xấu nhanh, chẩn đoán vỡ tử cung tại vị trí rau cài răng lược. Ca mổ cấp cứu thực hiện hết sức khó khăn do tính chất phức tạp của bệnh, bánh rau ăn sâu xâm lấn phá hủy toàn bộ cơ mặt trước tử cung vị trí sẹo mổ đẻ cũ, khối máu tụ do vỡ t.ử cung lan rộng, mất máu nhiều. Sau hơn 2 tiếng phẫu thuật, ca mổ thành công cứu sống thai phụ.

Mang thai lần 2 trên nền đã sinh mổ trước đó thì nhiều mẹ cũng sợ các biến chứng thai kỳ, huống chi lại là mang tha lần 4 khi 3 lần trước đó đều sinh mổ. Trường hợp của chị L. là nhau cài răng lược, khi một phần hay toàn bộ bánh nhau xâm lấn và không thể tách rời khỏi thành tử cung. Bình thường sau khi sanh, bánh nhau sẽ tự tách rời khỏi thành tử cung và được sổ ra ngoài nhưng khi bị nhau cài răng lược bánh nhau không thể bong khỏi tử cung và là nguyên nhân gây ra các tình trạng băng huyết sau sanh, rối loạn đông cầm máu,..thậm chí .tử vong cho người mẹ.

Những người dễ bị nhau cài răng lược như sản phụ bị nhau tiền đạo. Các nghiên cứu cho thấy mẹ bị nhau tiền đạo không kèm theo sẹo mổ cũ trên thân tử cung có khả năng tiến triển thành nhau cài răng lược từ 1 – 5%. Phụ nữ có tiền căn sẹo mổ trên tử cung (mổ lấy thai, mổ bóc u xở tử cung,…). Ở nhóm sản phụ bị nhau tiền đạo có tiền căn mổ trên thân tử cung thì tỉ lệ nhau cài răng lược lần lượt là 11% cho vết mổ cũ 1 lần, 40% cho vết mổ cũ 2 lần, 61% cho vết mổ cũ 3 lần. Mẹ bầu có tiền căn hút nạo buồng tử cung, nhóm sản phụ trên 35 tuổi.

hình ảnh

Sản phụ đã tai qua nạn khỏi (Ảnh VNN)

Đối với nhiều phụ nữ, lần mang thai thứ tư giống như đi dạo trên xe đạp – sau khi trải qua ba lần trước đó, cả cơ thể và tâm trí họ đã quen thuộc với những thay đổi mà thai kỳ mang lại. Mặc dù mỗi thai kỳ là duy nhất và khác nhau, nhưng cơ chế chung sẽ giống nhau. Tuy nhiên, có thể sẽ có một vài khác biệt giữa lần mang thai đầu tiên và lần mang thai thứ tư. Sự chênh lệch tuổi tác là một trong những điểm tương phản lớn nhất giữa lần mang thai đầu tiên và thứ tư. Mẹ lớn tuổi cũng có nghĩa là nguy cơ sinh con bị khuyết tật nhiễm sắc thể cao hơn. Ngoài ra các nguy cơ trong thai kỳ này là:

– Nếu sản phụ đã có các biến chứng với lần mang thai trước, bao gồm tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, tăng huyết áp hoặc sinh non, mẹ có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề này.

– Nếu sản phụ đã từng sinh mổ trước đây, họ cũng có nguy cơ bị biến chứng cao hơn. Điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ về những lần mang thai trước, để biết mình phải làm gì

– Những trải nghiệm khác có thể trở nên tồi tệ hơn khi mang thai tiếp theo bao gồm đau lưng và giãn tĩnh mạch. Đau lưng là tình trạng phổ biến khi mang thai, nhưng nó có thể còn đau hơn nếu vừa mang thai vừa chăm con nhỏ.

– Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện cũng có xu hướng trở nên tồi tệ hơn từ lần mang thai này sang lần mang thai tiếp theo.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X