PGS dinh dưỡng chỉ 2 lỗi sai của người Việt trong ngày Tết gây hoạ, sinh chất gây 𝚞𝚗𝚐 𝚝𝚑ư

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho hay trong những ngày Tết thường có hai vấn đề rất nhiều người gặp phải. Thứ nhất là ăn rau rất ít, thực tế mâm cơm tết hay mâm cơm

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho hay trong những ngày Tết thường có hai vấn đề rất nhiều người gặp phải.

Thứ nhất là ăn rau rất ít, thực tế mâm cơm tết hay mâm cơm thắp hương số lượng rau cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Bữa cân thiếu cân đối chỉ tập trung vào thịt, đồ chiên rán… nhưng thiếu rau dẫn tới việc thiếu vitamin, chất khoáng; gây ra các vấn đề về tiêu hóa và rối loạn tiêu hoá.

PGS dinh dưỡng chỉ 2 lỗi sai của người Việt trong ngày Tết gây hoạ, sinh chất gây ung thư

Tránh đun nấu thức ăn nhiều lần để không bị mất chất.

Theo bác sĩ Lâm Vĩnh Niên việc không ăn rau kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tăng nguy cơ mắc 𝚞𝚗𝚐 𝚝𝚑ư do thiếu hụt các chất oxy hóa trong rau để sửa lỗi làm trẻ tế bào.

Chế độ ăn thiếu vắng rau còn là tăng nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hoá, thừa cân, béo phì.

Bác sĩ Niên cho biết, vấn đề thứ 2 trong ngày Tết nhiều gia đình gặp phải đó là việc đun đi, đun lại thức ăn nhiều lần. Nguyên nhân là do đồ thắp hương, bày cỗ ăn không hết, tiếc rẻ. Khuyến cáo về dinh dưỡng: chỉ nên hâm lại một lần.

PGS dinh dưỡng chỉ 2 lỗi sai của người Việt trong ngày Tết gây hoạ, sinh chất gây ung thư - Ảnh 1.Không nên đun nấu thức ăn lại nhiều lần.

“Nếu đun nấu đi nấu lại thức ăn nhiều lần dẫn đến giảm/mất chất dinh dưỡng do tác động của nhiệt, bay hơi…

Một số vi khuẩn sinh bào tử hoặc độc tố kháng với nhiệt, do đó vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm đối với thực phẩm đã qua nấu chín.

Nguy cơ hình thành các chất có khả năng gây 𝚞𝚗𝚐 𝚝𝚑ư, đặc biệt khi đun nấu ở nhiệt độ cao”, bác sĩ Niên cảnh báo.

Với các loại đồ ăn thừa bác sĩ Niên lưu ý có thể hâm lại nếu được bảo quản đúng cách trước đó. Đối với thức ăn dự định bảo quản để hâm lại sau đó, bạn cần để nguội thức ăn và giữ trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2 °C đến 5 °C và nên ăn trong vòng 2 ngày, tối đa 4 ngày sau đó. Nếu bạn không chắc chắn bao lâu sẽ ăn, nên chia thành các phần nhỏ và giữ đông.

Khi hâm lại, bạn cần bảo đảm thức ăn nóng toàn bộ với nhiệt độ tầm từ 75 °C. Đối với thực phẩm giữ đông, cần rã đông trước khi hâm lại. Lưu ý đảo trộn thức ăn để thức ăn nóng đều.

Đồng quan điểm với PGS.TS.BS Niên, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng cho biết, không nên đun nấu thức ăn lại quá nhiều lần. Chỉ nên nấu lượng vừa đủ ăn.

Thực phẩm khi đun nấu nhiều lần sẽ giảm dinh dưỡng. Đặc biệt, đối với thực phẩm chiên rán, nếu chiên rán nhiều lần có thể sinh ra các chất gây 𝚞𝚗𝚐 𝚝𝚑ư.

Đối với các thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh cần đảm bảo: Tủ phải sạch, vệ sinh thường xuyên. Đồ ăn sống và chín không được lẫn để tránh việc nhiễm chéo vi khuẩn.

Để có một kỳ nghỉ Tết an lành chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tăng cường rau xanh trong các bữa ăn, hạn chế tích trữ nấu quá nhiều thực phẩm lưu kỹ trong tủ lạnh.

“Hiện nay, chợ đã mở từ rất sớm sau Tết do vậy mọi người không cần tích trữ, nấu quá nhiều đồ ăn trong những ngày Tết”, PGS Nguyễn Thị Lâm nói.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X