Ông cụ câm điếc bán vé số từ chối 70 triệu đồng vì “ngoài kia còn nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn tôi”

Một lần tình cờ chứng kiến được cuộc sống mưu sinh vất vả của ông Sơn, Tháng 4/2021 chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương (25 tuổi) đứng ra kêu gọi giúp đỡ cho ông Sơn được 75 triệu đồng tiền ủng hộ. Thế nhưng, lần đầu chị gặp ông để trao tiền, ông Sơn từ chối

Một lần tình cờ chứng kiến được cuộc sống mưu sinh vất vả của ông Sơn, Tháng 4/2021 chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương (25 tuổi) đứng ra kêu gọi giúp đỡ cho ông Sơn được 75 triệu đồng tiền ủng hộ. Thế nhưng, lần đầu chị gặp ông để trao tiền, ông Sơn từ chối không nhận.

Đến lần thứ hai, chị Phương muốn trao cho ông 20 triệu đồng và dành số tiền còn lại cho những hoàn cảnh khó khăn khác. Phải thuyết phục rất lâu, ông mới chịu nhận 5 triệu đồng và mong muốn tặng lại 15 triệu còn lại cho những hoàn cảnh khác. Chị Phương rất ngạc nhiên và xúc động, chỉ biết cúi đầu trước hành động của chú.

Theo chị Phương chia sẻ tuy chị đã làm nhiều các hoạt động từ thiện nhưng đây là lần đầu tiên chị gặp một trường hợp người được lêu gọi giúp đỡ lại không nhận tiền, đặc biệt số tiền lớn đến vậy.

Hoàn cảnh khó khăn của ông Sơn

Ông Vũ Văn Sơn (63 tuổi, quê Long An) có vợ, hai con gái và 4 đứa cháu ngoại. Vợ ông ở quê đi làm cỏ, làm nương cho người ta, còn ông lên Sài gòn mưu sinh. Vì thương cho hoàn cảnh khó khăn lại tuổi cao sức yếu nên ông Sơn được người chủ lo chỗ ở và còn cho vé số không vốn đem đi kiếm tiền.

ong-cu-cam-diec-ban-ve-so-tu-choi-70-trieu-dong-ngoai-kia-con-nhieu-hoan-canh-kho-khan-hon-toi

Cụ ông câm điếc bán vé số từ chối 70 triệu đồng tiền ủng hộ gây xúc động

Ông thường ngồi ở đường Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) đến 7 giờ hơn thì di chuyển. Buổi tối sẽ đến ngã tư Điện Biên Phủ – Hai Bà Trưng (Q.3, TP.HCM) bán tiếp vé số. Tầm 21 giờ, ông lại đạp xe ra vòng xoay Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh) bán đến hơn 23 giờ mới về.

Ông Sơn cho biết mỗi ngày ông đi mỗi hướng khác nhau và lý giải: “Mình phải đổi đường chứ ngày nào người ta cũng thấy mình rồi cứ mua như họ “nợ” mình vậy”.

Tuy là người câm điếc và tuổi cao vẫn phải nhọc nhằn đi bán vé số kiếm tiền, ông Sơn rất lạc quan vui vẻ, rong duổi trên đường bằng chiếc xe đạp cũ 200.000 đồng được mua bằng tiền tiết kiệm với tấm biển “Tôi bị câm điếc xin cô bác làm ơn giúp đỡ”.

Sau khi bán được vài tờ vé số, ông ngồi bệt xuống đường nghỉ một lát rồi đứng lên vẫy tay, cười mời chào người đi đường. Thi thoảng mọi người xung quanh vẫn chạy ra biếu vài gói mì, chai dầu ăn,…

Nói về hoàn cảnh gia đình mình, ông Sơn cặm cụi viết từng nét chữ trên giấy. Ông cho biết bản thân mình bị câm điếc bẩm sinh do hồi còn nhỏ bị pháo rơi ngay cạnh, tai chảy máu không nghe được rồi cũng mất luôn khả năng nói chuyện. Từ đó về sau mỗi khi giao tiếp với mọi người, ông thường phải viết chữ ra giấy.

Lý do ông Sơn nhất quyết không chịu nhận số tiền lớn

Được biết lý do từ chối số tiền lớn và nhất quyết không chịu mua xe đạp mới vì sức khỏe của ông vẫn còn khỏe, đi kiếm tiền vẫn được, có nhiều người khó khăn hơn cần được chia sẻ. Còn xe đạp cũ hay mới không quan trọng, ông không có nhu cầu muốn đổi.

cu-ong-cam-diec-ban-ve-so-tu-choi-70-trieu-dong-tien-ung-ho-gay-xuc-dongdocx-1618754205634

Mỗi ngày, ông thường đi bán từ 5:30 sáng tới 23h đêm

Với ông tình thương của mọi người còn quan trọng hơn tiền bạc, chỉ mong vợ con ông luôn mạnh khỏe và bản thân không còn bệnh huyết áp nữa là ông vui rồi.

Câu chuyện của ông cụ bán vé số khiến bao người cảm động và nể phục. Ông biết thế nào là đủ, không cần nhiều vật chất đến thế. Bởi ông biết ngoài xã hội có biết bao hoàn cảnh còn đáng thương hơn mình.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X