Những thứ không nên tiết kiệm

Dưới đây là những kiểu tiết kiệm sai lầm mà nhiều người mắc phải: Ăn thức ăn thừa để qua ngày Nhiều người thường có thói quen cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh để bữa sau ăn tiếp. Thậm chí có người chủ ý nấu nhiều rồi cất tủ lạnh để ăn 2, 3

Dưới đây là những kiểu tiết kiệm sai lầm mà nhiều người mắc phải:

Ăn thức ăn thừa để qua ngày

Nhiều người thường có thói quen cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh để bữa sau ăn tiếp. Thậm chí có người chủ ý nấu nhiều rồi cất tủ lạnh để ăn 2, 3 ngày liền. Tuy nhiên, không phải loại đồ ăn, đồ uống nào cũng nên cất vào tủ lạnh để bữa sau ăn tiếp. Thức ăn để qua đêm thì dinh dưỡng cũng bị giảm đi khá nhiều, thậm chí ăn vào có thể gây đầy bụng. Vì vậy, tốt nhất chỉ nên nấu lượng thức ăn vừa đủ.

Bàn chải cũ

Vi khuẩn có thể tồn tại trên bàn chải 2 – 3 ngày. Nếu sử dụng bàn chải cũ, xơ cứng có thể gây trầy xước, viêm nướu do vi khuẩn tấn công răng miệng. Bàn chải cũ mòn cũng ảnh hưởng tới khả năng làm sạch mảng bám răng miệng nên dễ sâu răng, hơi thở có mùi.

Nên thay bàn chải mỗi 3 tháng một lần để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.

Ăn hoa quả đã hỏng

Không ít người vẫn cố ăn những loại quả đã lên men, thối, mốc vỏ… vì tiếc mà không biết rằng khi đó vi sinh vật trong quả đã sinh sôi và nhân lên nhiều lần, đặc biệt là chất độc aflatoxin với độc tính rất mạnh. Khi ăn vào có thể sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn… thậm chí tổn thương các tế bào gan, gây ung thư gan.

Những thói quen ăn uống gây bệnh cần phải bỏ ngay

Tốt nhất không nên ăn những quả bị hỏng, thối. Nếu quả bị hỏng ở một vùng nhất định, bạn nên cắt rộng ra từ 1-1,5cm tính từ mép hỏng. Nên bỏ toàn bộ nếu bị thối 1/3 quả.

Dùng đũa một thời gian dài mà không thay

Các loại đũa, đặc biệt là đũa gỗ hay đũa nhựa sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện các vết nứt. Đồ ăn bám vào các khe kẽ đó lâu ngày trở nên mốc, hư hỏng, tạo thành chất aflatoxin là độc tố và là tác nhân gây ung thư.

Đũa được dùng trong thời gian dài không đổi, sử dụng không đúng cách có thể ẩn giấu vi khuẩn gây ung thư gan

Vì vậy, sau khi rửa sạch đũa, bạn nên lau khô trước khi cho vào tủ. Ngoài ra, bạn cũng nên thay đũa 3 tháng một lần.

Tiết kiệm điện, nước quá mức

Để tiết kiệm nước, nhiều người có thói quen dùng nước rửa rau để tráng bát, lau nhà… mà không biết rằng điều này có thể dẫn đến việc làm lây lan vi khuẩn từ góc này, sang góc khác khiến môi trường sống không sạch sẽ. Vì vậy, hãy tiết kiệm nước sạch, chứ không phải là nước bẩn.

Đừng xem tivi “trong bóng tối” - Khoa học và đời sống

Tiết kiệm điện là tốt tuy nhiên không nên tiết kiệm đến mức không dám bật đèn, khiến trong nhà tối mù gây ảnh hưởng đến thị giác.

Giảm tối thiểu nhu cầu cá nhân

Nhiều người cảm thấy rằng tiết kiệm tiền nhất thiết phải là từ bỏ những thứ họ thích. Sự thật là, tiết kiệm tiền hiệu quả không nhất thiết phải đi kèm thiếu thốn quá mức, mặc dù nó sẽ làm thay đổi lối sống của bạn, có liên quan đến việc bạn mua hàng hóa, dịch vụ thế nào. Rất có thể, thời gian qua bạn đang mua hàng hóa và dịch vụ một cách vô tội vạ, và giờ đây, bạn chỉ mua đúng những thứ mình cần thôi.

Học cách làm giảm chi phí đi kèm với chúng, thay vì từ bỏ hoàn toàn sẽ là cách tốt nhất để bắt đầu tiết kiệm tiền.

Những chi tiêu liên quan đến sức khỏe

Đầu tư cho sức khỏe không bao giờ là hoang phí. Đây được coi là câu châm ngôn sống của rất nhiều người ở các nước phát triển, và bạn cũng nên học tập điều đó. Sử dụng tiền của mình để mua các gói kiểm tra sức khỏe định kỳ, hay khám tổng thể cơ thể khi có biểu hiện không khỏe trong người là điều vô cùng cần thiết.

Đừng coi thường hay lơ là sức khỏe của bản thân chỉ vì chứng cuồng tiết kiệm tiền của mình. Điều này vô hình trung tạo ra một thói quen xấu và mang tới nhiều hệ lụy nguy hiểm cho bản thân và cả gia đình bạn.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X