Những điều nên và không nên làm khi chăm con F0 để bé nhanh hồi phục

Giờ các con cũng đi học trở lại, muốn né “chị Vy” đã khó nay lại càng khó hơn. Tình hình chung là thế nên dù có lo lắng, các bậc phụ huynh cũng chỉ còn cách cố gắng hết sức để đảm bảo an toàn cho con ở mức tối đa.  Sự thật là

Giờ các con cũng đi học trở lại, muốn né “chị Vy” đã khó nay lại càng khó hơn. Tình hình chung là thế nên dù có lo lắng, các bậc phụ huynh cũng chỉ còn cách cố gắng hết sức để đảm bảo an toàn cho con ở mức tối đa. 

Sự thật là hiện tại, số lượng trẻ em thành F0 đang có dấu hiệu tăng lên nhiều, nên các bố mẹ cũng nên chuẩn bị kỹ càng mọi thứ cho con vì không ai biết được Cô Vi sẽ ghé thăm lúc nào đâu ạ. Trẻ nhỏ là F0 nếu trước đó sức khỏe ổn định thì thường chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ, mau vượt qua.

Tuy nhiên, không nên vì thế mà chủ quan các bố mẹ nhé, dưới đây là những điều bố mẹ nên và không nên làm khi chăm con nếu chẳng may trẻ trở thành F0 đây. Lo xa không thừa nên cứ phải chuẩn bị kiến thức kỹ lưỡng có gì còn trở tay kịp các mẹ nhé.

Những điều mẹ nên làm

– Theo dõi tình trạng sức khỏe của con thật cẩn thận: Dù con là F0 thể nhẹ hay không có triệu chứng, các mẹ vẫn nên theo dõi tình trạng sức khỏe của con thật cẩn thận. Mỗi ngày nên đo nhiệt độ, chỉ số sp02 ít nhất 2 lần để kịp thời phát hiện và xử lý nếu có bất thường.

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Sohu

– Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: Chế độ ăn uôn là vấn đề quan trọng cần được chú ý khi chăm con là F0. Mẹ không nên cho ăn kiêng khem mà phải đảm bảo thực đơn đa dạng dưỡng chất, tích cực bổ sung nhiều dưỡng chất giúp tăng cường đề kháng như vitamin C, khoáng,…

– Cho con uống nhiều nước hơn, nếu bé ngán nước lọc có thể thay đổi bổ sung thêm nước chanh, cam,…

– Cho uống thuốc hạ sốt nếu con có dấu hiệu sốt, có thể dùng paracetamol với liều 10 – 15mg/kg cân/lần.

– Vệ sinh mũi nếu trẻ có dấu hiệu nước mũi đặc, chảy nhiều. Ngoài ra, mẹ vẫn nên giữ vệ sinh răng miệng, tắm rửa cho con bằng nước ấm đều mỗi ngày không kiêng nước. Rửa tay, súc miệng bằng nước muối thường xuyê mỗi ngày cũng là điều cần làm

– Có thể khuyến khích con vận động nhẹ nhàng, tạo điều kiện cho con tham những trò giải trí đơn giản trong khu vực cách ly

– Có thể dùng thu ốc ho cho con nhưng phải có chỉ định của bác sĩ. Với trẻ trên 1 tuổi, nếu bị ho nhiều có thể cho con dùng thêm mật ong pha với nước ấm

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Sohu

Những điều tuyệt đối không nên làm

– Không lạm dụng vitamin, TPCN, ngay cả vitamin C là chất tăng đề kháng cần tăng cường bổ sung trong giai đoạn trẻ là F0 thì vẫn không nên lạm dụng quá liều, tất cả đều phải nằm trong liều lượng cho phép

– Không tự ý dùng th uốc mà chưa có sự chỉ dẫn của nhân viên y tế, nhất là các loại kháng sinh, th uốc diệt virus, các loại th uốc ho có thành phần chống dị ứng cũng như tự ý sử dụng 2 loại th uốc ho cùng lúc. Tuyệt đối không lên mạng xin đơn th uốc rồi tự cho con uống bừa bãi và cũng không nên chia sẻ đơn th uốc của con mình lên mạng, có thể vô tình ảnh hưởng đến trẻ khác

– Không hoảng loạn, quá lo lắng trước mặt con vì tinh thần khi điều trị Cô Vi là vô cùng quan trọng. Trẻ lạc quan, thoải mái sẽ nhanh chóng khỏe mạnh, vượt qua giai đoạn F0 nhẹ nhàng hơn. Mẹ quá lo âu, ủ rũ có thể khiến trẻ vô tình bị sợ hãi, lo lắng theo và điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị bệnh

– Không cho trẻ xông dầu, tinh dầu,… sẽ dễ khiến trẻ bị khó chịu, tác dụng điều trị không rõ rệt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ bị phỏng

Ngoài ra, khi chăm con là F0 phải để ý kỹ càng từng dấu hiệu nhỏ. Nếu thấy trẻ có những triệu chứng bất thường như thở nhanh, khó thở, nằm li bì, lờ đờ, tím tái đầu ngón tay, chân, bỏ ti hoặc ăn uống, sp02 dưới 95%, sốt trên 38,5 độ dùng th uốc vẫn không hạ, buồn nôn,… thì hãy nhanh chóng báo ngay với bác sĩ để được giúp đỡ.

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Familydoctor

Bên cạnh đó, di chứng hậu Cô Vi ở trẻ nhỏ cũng là điều được rất nhiều người quan tâm. Thực tế không phải trẻ nào sau khi là F0 cũng xuất hiện di chứng hậu Cô Vi nhưng bố mẹ vẫn không nên chủ quan. Sau khi con âm tính vẫn cần theo dõi sức khỏe trẻ cẩn thận, ít nhất là 2 – 6 tuần sau hoặc có thể lên đến vài tháng sau.

Nếu con có những dấu hiệu bất thường lại lặp đi lặp lại thường xuyên (đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, khó tập trung,…) thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được tư vấn và áp dụng các biện pháp điều trị đúng đắn, kịp thời nhất, hạn chế nguy cơ các triệu chứng hậu Cô Vi diễn tiến nặng hơn.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X