Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2022, liên quan tới người lao động – tiền lương

Xe limousine cải tạo sẽ không được chở khách Nghị định 47/2022 có hiệu lực từ 1-9. Trong đó có quy định không sử dụng ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải

Xe limousine cải tạo sẽ không được chở khách

Nghị định 47/2022 có hiệu lực từ 1-9. Trong đó có quy định không sử dụng ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách.

Không sử dụng ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

Tuy nhiên, đối với ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu, biển hiệu trước ngày 1-9-2022 thì tiếp tục được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách đến hết niên hạn sử dụng.

Như vậy, những xe limousine được cải tạo từ ngày 1-9-2022 sẽ không được cấp phù hiệu để kinh doanh vận tải hành khách.

Nghị định 47/2022/NĐ-CP cũng bổ sung quy định đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số CMND/CCCD, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.

Từ 1-9-2022, khi gửi hàng trên xe khách, người gửi bắt buộc phải cung cấp ít nhất 5 thông tin trên cho nhà xe, lái xe hoặc nhân viên.

Chính sách mới về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Từ ngày 9/9/2022, Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, có những nội dung đáng chú ý về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

Về thời giờ làm việc, người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí làm việc theo ca và phiên làm việc, cụ thể như sau: Ca làm việc không quá 12 giờ trong 1 ngày. Phiên làm việc tối đa là 7 ngày.

Về làm thêm giờ, đối với thời gian làm thêm giờ, bảo đảm tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm.

Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.

Nghỉ trong giờ làm việc tuân thủ quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động 2019. Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

Thí điểm đưa phạm nhân lao động, học nghề ngoài trại giam

Nghị quyết 54/2022 về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam có hiệu lực từ 1-9.

Việc thí điểm mô hình đưa phạm nhân lao động, học nghề bên ngoài trại giam phải đảm bảo nguyên tắc: an ninh, an toàn, phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng và tạo điều kiện để phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án tù.

Hàng loạt chính sách quan trọng về lao động, tiền lương có hiệu lực từ  tháng 9-2022

Phạm nhân lao động, học nghề ngoài trại giam trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

Thu nhập từ kết quả lao động, học nghề của phạm nhân ngoài trại giam của đơn vị hợp tác với trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một số trường hợp phạm nhân không được tham gia lao động, học nghề ngoài trại giam bao gồm: phạm nhân phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; phạm nhân đã bị kết án từ 2 lần trở lên, phạm nhân tái phạm nguy hiểm…

Áp dụng thí điểm mô hình này không quá 1/3 tổng số trại giam thuộc Bộ Công an.

Hạn cuối chi trả tiền hỗ trợ COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Để đảm bảo tiền hỗ trợ COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp được chi trả đầy đủ và kịp thời đến tay những người lao động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 về tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động chịu ảnh hưởng của COVID-19 theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15.

Theo Nghị quyết 24, Chính phủ sẽ được giao nhiệm vụ triển khai việc chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động với tổng số tiền là khoảng 1.155 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021.

Số tiền này sẽ được chi trả cho những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 hoặc đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm được bảo lưu, đồng thời đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp đúng hạn trong năm 2021 mà chưa nhận hoặc chưa nhận đủ tiền trợ cấp từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo Nghị quyết 24, hạn cuối phải hoàn thành việc chi trả hỗ trợ cho người lao động được ấn định vào ngày 10/9/2022.

Ký gửi hàng trên xe khách phải cung cấp ít nhất 5 thông tin

Đây cũng là một nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP.

Theo đó, để bảo đảm công tác quản lý và kiểm soát hàng hóa ký gửi trên xe khách, khoản 1 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định: Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hoá không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hoá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hoá, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.

Như vậy, từ ngày 1/9/2022, khi gửi hàng trên xe khách, người gửi bắt buộc phải cung cấp ít nhất 5 thông tin sau cho nhà xe, lái xe, nhân viên phục vụ (nếu có): Tên hàng hoá; Họ và tên; Địa chỉ; Số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân; Số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận; Cân nặng của hàng hóa (không bắt buộc cung cấp).

Giảm 50% phí khai thác thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Theo quy định tại Thông tư 48/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 17/9/2022), tổ chức có nhu cầu khai thác thông tin không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin không phải của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải trả phí khai thác và sử dụng thông tin với mức sau:

Xác thực thông tin công dân bằng tin nhắn SMS, văn bản điện tử, văn bản giấy (sản phẩm SPDC01); Tin nhắn SMS trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác (sản phẩm SPDC02); Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua cổng dịch vụ công (sản phẩm SPDC03); Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua ứng dụng phần mềm (sản phẩm SPDC04); Văn bản giấy trả lời kết quả thông tin đề nghị cung cấp (sản phẩm SPDC05).

Mức thu là 1.000 đồng/trường hợp thông tin.

Tuy nhiên, theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 48/2022, trong thời gian ngày 17/9/2022 đến hết ngày 31/12/2023, tổ chức, các nhân chỉ phải trả 50% mức phí nêu trên.

Chính sách mới về lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 9/2022 | Báo  Dân trí

Quy định về kê đơn thuốc điện tử

Đây là chính sách y tế tại Thông tư 04/2022/TT-BYT quy định về đơn thuốc, kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử, có hiệu lực từ ngày 15/9/2022. Cụ thể như sau:

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử theo quy định tại Thông tư 27/2021/TT-BYT tiếp tục thực hiện và tuân theo lộ trình được quy định tại Thông tư 04/2022/TT-BYT như sau:

Đối với các bệnh viện từ hạng 3 trở lên: Hoàn thành trước ngày 31/12/2022. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác: Hoàn thành trước ngày 30/6/2023.

Đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú:

Các Mẫu đơn thuốc quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BYT và Mẫu đơn thuốc ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BYT sẽ thay thế bằng Mẫu đơn thuốc quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2022/TT-BYT, bao gồm: Phụ lục I: Mẫu đơn thuốc; Phụ lục II: Mẫu đơn thuốc “N”; Phụ lục III: Mẫu đơn thuốc “H”.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 27/2021/TT-BYT đang sử dụng đơn thuốc bằng bản giấy theo mẫu đơn thuốc quy định tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT và Thông tư 18/2018/TT-BYT được tiếp tục sử dụng bản giấy đã in theo lộ trình quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BYT.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X