Nhiều người tiêm vắc xin mũi 3 bị “hành” nhiều hơn 2 mũi trước: Chuyên gia giải thích để mọi người hiểu

Chia sẻ trên Doanh nghiệp & Tiếp thị, anh Phạm Văn Dương (Hà Nội) cho biết mình vừa tiêm mũi thứ 3 vắc xin ngừa Covid-19 ngày 8/1. Ban đầu, anh cho rằng mũi tiêm này cũng như 2 lần trước không bị làm sao. Anh Dương cho biết, 2 lần trước anh tiêm AstraZeneca,

Chia sẻ trên Doanh nghiệp & Tiếp thị, anh Phạm Văn Dương (Hà Nội) cho biết mình vừa tiêm mũi thứ 3 vắc xin ngừa Covid-19 ngày 8/1. Ban đầu, anh cho rằng mũi tiêm này cũng như 2 lần trước không bị làm sao.

Anh Dương cho biết, 2 lần trước anh tiêm AstraZeneca, mũi thứ 3 tiêm Pfizer. Vì 2 lần trước không có phản ứng nghiêm trọng, chỉ đau bắp tay nên anh không chuẩn bị thuốc hay đồ uống tăng cường sức khỏe. Ngày đầu tiên sau khi tiêm về, cơ thể anh hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sáng hôm sau thức dậy thì vô cùng mệt mỏi, cảm giác như có vật gì đề nặng lên người, nhấc ngón tay lên cũng cảm thấy đau, sờ trán thấy nóng ran. Do ở một mình nên anh phải nhờ bạn mua đồ ăn, thuốc, hoa quả bổ sung sức đề kháng vì không thể ngồi dậy được.

Có nhiều trường hợp gặp tình trạng tiêm mũi thứ 3 bị “hành” nhiều hơn 2 mũi trước đó và phải lên mạng xã hội để xin tư vấn của các bác sĩ online vì không biết xử trí thế nào.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc (Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương) cho biết, mũi vắc xin thứ 3 ngừa Covid-19 giúp người được tiêm có được đáp ứng miễn dịch mạnh hơn hàng chục lần so với đáp ứng của mũi tiêm thứ 2. Vì vậy, nó cũng huy động nhiều năng lượng của cơ thể, gây cảm giác mệt mỏi và có thể sốt nhiều hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng nhanh hết và người tiêm sẽ có được miễn dịch tốt hơn so với khi hoàn thành mũi cơ bản.

Ngoài ra, TS. Thái cũng cho biết, phản ứng khi tiêm mũi thứ 3 cũng tương tự như các mũi tiêm trước đó. Các phản ứng phổ biến có thể là đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt… Một số phản ứng hiếm gặp là phản vệ, dị ứng.

Người tiêm cần theo dõi trong vòng 30 phút tại điểm tiêm. Nếu cảm thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường như khó chịu, buồn nôn, phát ban, sưng tại chỗ tiêm… thì cần báo ngay cho cán bộ y tế.

Khi về nhà, người dần cần tiếp tục theo dõi sức khỏe, đo thân nhiệt, dùng thuốc hạ sốt đúng liều trong trường hợp sốt cao trên 39 độ. Khi xuất hiện tình trạng khó hạ nhiệt độ hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu; kích thích vật vã; lừ đừ; khó thở hoặc các dấu hiệu bất thường khác, cần đến ngay cơ sở y tế.

TS Thái khuyến cáo người dân cân tăng cường bổ sung vitamin bằng trái cây để tăng cường sức đề kháng, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tránh vận động mạnh.

3 điều không nên làm sau khi tiêm mũi 3

Bỏ qua thời gian quan sát

Sau khi tiêm mũi thứ 3, bạn cần theo dõi tại điểm tiêm khoảng 30 phút rồi mới ra về.

Khi về nhà vẫn phải tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu thấy các phản ứng bất thường thì cần phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Vận động mạnh, tập luyện nặng

Tập thể dục ở mức độ vừa phải sau khi tiêm mũi thứ 3 không gây hại. Tuy nhiên, bạn không nên tập nặng đặc biệt là khi cơ thể có những phản ứng phụ gây mệt mỏi. Thay vì hoạt động mạnh, bạn có thể chọn những bài tập nhẹ nhàng, kéo căng cơ.

Uống rượu bia

Uống rượu bia có thể gây ảnh hưởng đến cách hệ miễn dịch phản ứng với vắc xin. Ngoài ra, rượu bia còn làm cơ thể mất nước, có thể khiến các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X