Nhiều người chọc mũi xét nghiệm xong “𝚜ợ 3 ngày chưa quên”: Các chuyên gia chỉ cách thông minh

Xét nghiệm PCR Covid-19 đã làm nhiều người chảy nước mắt, đau đầu, nhức mũi sau khi lấy mẫu. Đặc biệt, với những người phải làm nhiều lần còn dẫn tới tâm lý lo lắng nếu chẳng may sơ suất có thể gây tổn thương, áp xe vùng tỵ hầu, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Xét nghiệm PCR Covid-19 đã làm nhiều người chảy nước mắt, đau đầu, nhức mũi sau khi lấy mẫu. Đặc biệt, với những người phải làm nhiều lần còn dẫn tới tâm lý lo lắng nếu chẳng may sơ suất có thể gây tổn thương, áp xe vùng tỵ hầu, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Như trường hợp của chị Nguyễn Thị Hà – quận 8, TP.HCM chia sẻ trên báo chí rằng, chị đã lấy dịch xét nghiệm 24 lần, bởi vì công việc của chị Hà yêu cầu 3,4 ngày lại xét nghiệm 1 lần.

Hậu quả là từ khi lấy dịch nhiều bệnh xoang của chị Hà lại tái phát, những cơn đau đầu do xoang trán hành hạ khiến chị không thể làm được gì.

Vì thế chị chỉ mong có cách lấy mẫu xét nghiệm khác để đỡ ảnh hưởng tới bệnh mũi họng của mình.

Vậy việc chọc mũi liên tục để lấy mẫu xét nghiệm như chị Hà liệu có gây tổn thương và ảnh hưởng gì đến mũi họng không? Hơn nữa nhiều người thắc mắc ngoài cách phải dùng que chọc mũi gây khó chịu như vậy thì còn cách nào khác để lấy mẫu xét nghiệm đơn giản mà hiệu quả không?

hình ảnh

Các nhân viên y tế vẫn sử dụng que chọc mũi để lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Ngoài khó chịu và phiền toái, việc dùng que bị chọc mũi để xét nghiệm Covid-19 còn gây nhiều bất lợi cho sức khỏe

Theo thông tin báo chí đăng tải, bác sĩ Phan Xuân Trung – Trung tâm y tế Hoà Hảo, TP.HCM cho biết, ông gặp rất nhiều trường hợp người dân than thở về việc họ bị đau mũi, đau đầu sau lấy dịch xét nghiệm.

Theo bác sĩ Trung, việc lấy mẫu xét nghiệm ở thành họng vùng tỵ hầu nhiều lần khiến vùng này dễ bị tổn thương, điều này có thể gây rách niêm mạc, thủng lớp mô thành họng (màn hầu), gây ra tình trạng nhiễm trùng và tạo áp xe thành sau họng, và có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – chuyên gia truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng cho rằng, việc sử dụng test nhanh xét nghiệm mặc dù tiện dụng và nhanh. Tuy nhiên nếu test nhiều mà người test lấy mẫu không đúng thì cơ quan tỵ hầu mũi sẽ bị tổn thương, dịch không lấy được còn làm loét mũi.

Cùng quan điểm như vậy, TS. Nguyễn Đức Thái, Cố Vấn Khoa Học & Sáng lập viên TransMed-VN cũng cho biết, hiện nay nhiều người dân TP.HCM đang phải lấy xét nghiệm dày, đặc biệt là các shiper hàng ngày đều phải chọc mũi xét nghiệm 1 lần. Như vậy sẽ gây ra tổn thương tới niêm mạc mũi, với những người làm nhiều lần dễ bị viêm nhiễm, áp xe.

Theo TS Thái thì cho dù người lấy mẫu đã qua huấn luyện cách lấy mẫu, thế nhưng cách làm này tương đối xâm phạm và gây khó chịu cho rất nhiều người. Đó là lý do mà một số người rất sợ lấy mẫu bằng cách chọc mũi.

hình ảnh

Cách xét nghiệm virus từ nước bọt đã được nhiều quốc gia thực hiện rất hiệu quả. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Giải pháp: Lấy mẫu xét nghiệm từ nước bọt sẽ mang lại hiệu quả hơn

Đây là quan điểm của bác sĩ Khanh khi nói về việc cần thay đổi lấy mẫu xét nghiệm đối với biến chủng Delta, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân như hiện nay.

Theo bác sĩ Khanh, các nghiên cứu hiện nay đều chỉ ra rằng, có thể lấy mẫu xét nghiệm từ nước bọt hiệu quả không khác gì lấy mẫu tỵ hầu mà việc lấy mẫu dễ dàng. Thậm chí, đối với biến chủng Delta, ở nước bọt vùng dưới lưỡi còn nhiều virus hơn ở vùng mũi.

Chuyên gia này cũng chia sẻ, Sigapore là quốc gia này đã sử dụng test nước bọt khi sàng lọc F0. Bởi vì việc sử dụng nước bọt sâu trong họng để lấy mẫu bệnh phẩm sẽ ít xâm lấn hơn và tạo cảm giác thoải mái hơn cho người được xét nghiệm so với việc lấy mẫu như hiện tại, thông qua que gòn được đưa sâu vào phía sau mũi họng.

Hơn nữa, bộ xét nghiệm mới này có thể được sử dụng mà không cần tới sự giám sát của các chuyên gia y tế, điều này giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan virus tiềm ẩn.

Khi về ưu điểm của cách lấy mẫu nước bọt khi test nCoV, GS Nguyễn Văn Tuấn – Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc cũng cho biết, trong nước bọt chứa rất nhiều virus SARS-CoV-2. Nhiều nghiên cứu từ năm ngoái (Ý, Trung Quốc, Hồng Kong) cho thấy, virus hiện diện trong nước bọt từ 87-100%.

Chuyên gia này cho rằng với các nghiên cứu hiện nay thì việc lấy mẫu bằng nước bọt hiệu quả mà không mang lại phiền toái cho người lấy mẫu. Hơn nữa, việc lấy mẫu cũng dễ dàng hơn, không cần huấn luyện, và nhẹ nhàng hơn so với chọc que mũi như hiện nay.

Ngoài ra GS Tuấn cũng cho rằng, Việt Nam có thể triển khai dùng mẫu nước bọt làm xét nghiệm chung và chỉ lấy mẫu từ mũi ở những người có triệu chứng.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X