Nhâm Dần 2022: Xin chữ gì để cả năm may mắn, bình an, làm ăn vượng phát?

Ý nghĩa tục xin chữ đầu năm Từ xa xưa, thói quen xin chữ từ những ngày đầu năm mới của người dân Việt Nam đã trở thành một thông lệ. Đây là một việc được xem là vô cùng thiêng liêng, một việc quan trọng trong gia đình. Theo nhà thư pháp Cung Khắc

Ý nghĩa tục xin chữ đầu năm

Từ xa xưa, thói quen xin chữ từ những ngày đầu năm mới của người dân Việt Nam đã trở thành một thông lệ. Đây là một việc được xem là vô cùng thiêng liêng, một việc quan trọng trong gia đình.

Theo nhà thư pháp Cung Khắc Lược thì ý nghĩa của việc xin chữ đầu năm là mong muốn cả một năm đều may mắn, bình an và phúc lộc thọ tràn ngập với bản thân cũng như gia đình mình.

Cũng theo đó việc mỗi người sẽ xin lên tấm giấy một con chữ thể hiện cho những điều mà mình mong muốn. Ngoài ra họ còn muốn xin cái đức độ, tài năng của thầy đồ. Một minh chứng cho truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam.

6

Ý nghĩa các chữ thư pháp may mắn nên xin ngày Tết

Chữ “Lộc” biểu trưng cho tài lộc: Những người xin chữ này muốn có một năm làm ăn phát tài, phát lộc. Mọi người tặng nhau chữ “Lộc” như là lời chúc may mắn, thành đạt. Vì vậy, chữ “Lộc” được rất nhiều người xin vào đầu năm để treo trong nhà. Đối với người Việt, chữ “Lộc” là biểu tượng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc. Người dân vào những ngày đầu xuân năm mới cũng có tục lệ đi hái lộc với ý nghĩa rước tài lộc, may mắn về nhà.

Chữ “Phúc” để cầu hạnh phúc: Chữ “Phúc” tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn thể hiện mong muốn có cuộc sống no đủ, sung túc cho gia chủ. Đã từ lâu, chữ “Phúc” là biểu tượng phổ biến được trang trí trong nhà.

Chữ “Thọ” để chúc thọ ông bà: Chữ “Thọ” biểu tượng cho sự sống lâu trăm tuổi. Người xin chữ này thường mong muốn có một cuộc sống ấm no, mạnh khỏe, tránh tai ương. Chữ “Thọ” thường được các bạn trẻ xin về để chúc thọ ông bà, cha mẹ với mong muốn gia đình mạnh khỏe, sung túc và thể hiện lòng thành kính với bậc bề trên.

Chữ “Tâm” với hàm ý chỉ sự yên bình: Chữ “Tâm” mang ý nghĩa Phật giáo sâu sắc trong đời sống tâm linh của người Việt: Muốn con người tu dưỡng đạo đức để cho tâm được thanh tịnh, xóa hết dục vọng, ích kỷ, hận thù, để có một cuộc sống thanh thản, yên bình.

Chữ “Đức” để răn dạy bản thân: Chữ “Đức” là biểu trưng cho đạo đức, nét đẹp của con người. Người xin chữ “Đức” vốn để răn dạy cần phải sống thực với chính bản thân mình, làm đúng với lương tâm để luôn được thanh thản.

Chữ “Tài” chứng tỏ khả năng: Chữ “Tài” biểu trưng cho tài năng, là khả năng làm được việc chất lượng nào đó, thể hiện mong muốn thành đạt trong cuộc sống của người xin chữ. Chữ “Tài” cũng là lời chúc thành đạt.

Chữ “An” tượng trưng cho bình an, với mong muốn cuộc sống an lành, hạnh phúc. “An” là chữ được xin nhiều nhất để treo trong nhà. Từ xưa, không chỉ được xin trong ngày Tết, chữ “An” là biểu tượng thường được thêu lên tranh để làm vật trang trí trong nhà của nhiều gia đình.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X