Người Việt nên bỏ thói quen ăn hoa quả sau bữa ăn ngay đi: Không chỉ dạ dày mà tuyến giáp cũng rước độc

Nghe nó nói xong mình mang tâm lý nửa tin nửa ngờ lên tìm thì thấy có đầy bài cảnh báo luôn các mẹ ạ. Thật không ngờ thói quen này lại hại sức khỏe, không tốt cho đường tiêu hóa tới mức này. Nhà mình quyết tâm bỏ từ hôm nay luôn rồi. Ảnh

Nghe nó nói xong mình mang tâm lý nửa tin nửa ngờ lên tìm thì thấy có đầy bài cảnh báo luôn các mẹ ạ. Thật không ngờ thói quen này lại hại sức khỏe, không tốt cho đường tiêu hóa tới mức này. Nhà mình quyết tâm bỏ từ hôm nay luôn rồi.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Gây rối loạn tuyến giáp trạng

Trong các loại hoa quả hầu như đều có chứa hợp chất xeton. Hợp chất này khi đi vào cơ thể sẽ bị chuyển hóa thành một dạng axit, không tốt cho dạ dày. Hơn nữa, khi kết hợp với axit sunphuric trong rau xanh, nó còn có thể gây rối loạn tuyến giáp. Từ đó gây nên hiện tượng sưng phù tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp. Về lâu dài, bạn dễ mắc các bệnh lý liên quan tới tuyến giáp.

Ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Thức ăn khi đi vào dạ dày sẽ cần khoảng 1 – 2 tiếng mới tiêu hóa hết được. Nếu bạn lại tiếp tục ăn trái cây ngay sau bữa chính thì bạn sẽ vô tình làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Bên cạnh đó, trong trái cây còn có axit béo, glucose, đường, tinh bột… Những chất này vô tình cản trở khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Trái cây bình thường vốn tiêu hóa rất nhanh nhưng vì các phản ứng hóa học xảy ra giữa các chất trong dạ dày khiến chúng tồn tại lâu hơn.

Do đó, nếu bạn ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính sẽ khiến quá tình hấp thụ dinh dưỡng bị cản trở. Khi đó, dạ dày sẽ phải hoạt động hết công suất mới có thể tiêu hóa được hết lượng thức ăn dư trong dạ dày, dễ khiến dạ dày bị tổn thương. Từ đó gây nên các bệnh viêm loét dạ dày hay chứng đau dạ dày.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Rối loạn đường tiêu hóa

Theo các chuyên gia, bất kì loại thực phẩm nào mà bạn nạp vào cơ thể sau bữa ăn chính đều có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu. Trong đó có cả trái cây – thực phẩm vốn được xem là lành mạnh. Trái cây rất giàu vitamin A, B1, C… và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, không phải bạn muốn ăn lúc nào cũng được, nhất là sau bữa ăn chính. Bởi, trong trái cây có lượng calo cao gấp 3 lần so với rau củ. Vì thế, nếu bạn ăn trái cây ngay sau bữa chính thì dễ bị rối loạn tiêu hóa, tích đường và tăng nguy cơ bị béo phì.

Gây đầy bụng, khó tiêu

Nếu bạn ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá… vào bữa ăn chính mà còn dùng hoa quả tráng miệng ngay sau đó thì càng có hại. Bởi, canxi sẽ kết hợp với axit tannic trong hoa quả và hình thành hợp chất khó tiêu. Điều này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm mà còn dễ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón…

Nên ăn trái cây vào lúc nào thì tốt cho cơ thể?

Theo TS. BS Trương Hồng Sơn (Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam) cho biết: Chúng ta nên ăn hoa quả xen kẽ giữa các bữa ăn chính, tức là vào bữa phụ. Ví dụ như buổi sáng thì nên ăn vào tầm 10 – 11h, còn chiều thì là tầm 3 – 4h.

Với những người bị bệnh dạ dày thì không nên ăn trái cây ngay trước bữa ăn chính. Bởi, việc này sẽ khiến dạ dày bị đầy, khiến chúng ta mất cảm giác ngon miệng.

Với người thừa cân, béo phì thì nên ăn trước bữa ăn để tạo cảm giác no. Đặc biệt, bạn không được ăn ngay sau bữa chính vì sẽ khiến cân nặng tăng lên ‘vù vù’.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X