Người nhà không may bị tai biến, BS chỉ 1 việc cần làm ngay, 3 việc cần tránh

Bởi, mỗi phút qua đi thì hàng triệu nơ ron thần kinh sẽ mất đi. Vì vậy, nhiều người bệnh tuy được cứu sống nhưng phải chịu di chứng liên quan tới não bộ sau này. Trong khi đó, kiến thức liên quan tới sơ cứu khi bị tai biến không phải ai cũng nắm

Bởi, mỗi phút qua đi thì hàng triệu nơ ron thần kinh sẽ mất đi. Vì vậy, nhiều người bệnh tuy được cứu sống nhưng phải chịu di chứng liên quan tới não bộ sau này.

Trong khi đó, kiến thức liên quan tới sơ cứu khi bị tai biến không phải ai cũng nắm rõ. Có rất nhiều trường hợp chỉ vì người nhà không biết cách sơ cứu dẫn tới làm chậm thời gian đến viện của bệnh nhân. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đẩy họ vào tình thế nguy hiểm.

Vậy phải làm thế nào mới đúng đây? Mình đọc trên báo thấy PGS. TS Hoàng Bùi Hải (Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, BV Đại học Y Hà Nội) có nói về vấn đề này.

Theo đó, bác sĩ Hải nhấn mạnh 1 việc mà ngay sau khi phát hiện người bị tai biến phải làm ngay đấy ạ. Cụ thể đó là việc gì, mời mọi người xem bên dưới nhé.

hình ảnh

Nhiều người bị tai biến dù đang khỏe mạnh. Ảnh minh họa, nguồn: QQ

Có 1 việc quan trọng nhất định phải làm ngay khi phát hiện người bị tai biến

Theo ông Hải, ngay khi thấy người thân bị tai biến hoặc nghi ngờ tai biến thì cần đưa đi bệnh viện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trong lúc chờ xe cấp cứu đến cần chú ý tới bệnh nhân. Có 2 trường hợp như sau:

+ Nếu bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn, mất ý thức, gọi không biết, không có nhịp thở… hãy đặt bệnh nhân nằm ngừa và thực hiện động tác ép tim.

+ Với trường hợp bệnh nhân vẫn còn tình táo, nói ú ớ, không bước đi được thì hãy đặt người bệnh ở mặt phẳng an toàn và nghiêng 1 bên. Việc đặt nằm nghiêng thế này để phòng tình trạng bệnh nhân bị nôn thì sẽ oi ra ngoài chứ không bị sặc vào đường thở. Khi đó, bệnh nhân dễ bị suy hô hấp và qua đời. Nên đặt người bệnh nằm nghiêng, đầu cao từ 30 – 45 độ.

‘Đây là việc quan trọng nhất mà người nhà cần làm’, BS. Hải khuyến cáo.

hình ảnh

Khi có người bị tai biến, có 3 việc cần tránh. Ảnh: QQ

Với người bị tai biến, câu nói ‘thời gian là vàng’ cực kỳ chuẩn xác. Do đó, cần tận dụng 3 giờ đầu tiên để cứu lấy nơ ron thần kinh

BS. Hải nhận định: Mỗi phút trôi qua, khi não bị thiếu máu thì hàng triệu nơ ron thần kinh sẽ mất đi. Sau khi bị nhồi máu não, có thể sẽ có các nơ ron mới được hình thành. Song, chúng như những đứa trẻ thơ, chưa được đào tạo nên cần thời gian rất dài, có khi cả đời cũng không có được chức năng bình thường. Vì vậy, việc xử lý kịp thời cho vùng não bị thiếu máu là vô cùng quan trọng. Đó cũng là lý do vì sao mà 3 giờ đầu sau khi bị tai biến được gọi là ‘giờ vàng’.

Theo BS. Hải, bệnh nhân tai biến cần được sơ cứu, làm các thủ tục, có thời gian để chụp, chẩn đoán… khi vào viện cấp cứu. Do đó, chúng ta cần tranh thủ xử lý càng sớm càng tốt. Chỉ cần đến sớm hơn 1 phút thôi cũng đã cứu được hàng triệu nơ ron thần kinh rồi.

Việc xử trí tai biến cần có chuyên môn. Mà hầu hết gia đình không có đủ khả năng hay điều kiện để làm. Vì vậy, nếu cứ ở nhà loay hoay thì chỉ làm chậm thời gian vàng của bệnh nhân mà thôi, nhất định phải đưa người bị tai biến đến bệnh viện nhanh nhất.

Nếu ở xa thì mọi người có thể gọi tới trạm xá xã, trung tâm y tế của huyện, thành phố hoặc cơ sở có đủ khả năng và tiêu chuẩn để can thiệp, phẫu thuật mạch não. Cái này thì mọi người cần tìm hiểu trước chứ đừng để ‘nước đến cân mới nhảy’. Còn nếu rối quá thì cứ gọi 115 để trao đổi tình hình và được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn xử trí một cách tốt nhất.

Đặc biệt, PGS. Hải lưu ý: Khi có người bị tai biến, có 3 việc cần tránh để hạn chế tình huống bệnh thêm nặng. Cụ thể:

+ Cho bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp:

Đây là việc đầu tiên cần tránh vì khi mới tai biến, huyết áp thường tăng do phản xạ của cơ thể. Lúc này, nếu cho bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp thì sẽ không tốt mà nên đi viện ngay. Khi tới viện, bác sĩ sẽ có cách điều chỉnh huyết áp theo mong muốn để giữ huyết áp ở mức vừa, không gây chảy máu, tắc mạch nhiều hơn lại vẫn đảm bảo quá trình tưới mãu lên não…

+ Cho bệnh nhân uống thuốc, uống nước:

Sau khi bị tai biến, bệnh nhân không được uống nước hay uống thuốc. Vì nếu pha thuốc đổ vào miệng hoặc cho uống nước mà bệnh nhân không nuốt được sẽ rơi vào phổi. Điều này có thể dẫn tới tình huống đến bệnh viện cấp cứu nhưng không kịp hoặc để lại di chứng nặng nề do nước, thuốc đổ hết vào phổi dẫn tới thiêu oxy, ho sặc, tăng áp lực nội sọ…

+ Áp dụng các biện pháp dân gian:

Không ít người sử dụng biện pháp như chích máu, ấn nhân trung, xoa dầu… Những hành động này thực ra không gây hại gì song nó cũng không cứu được người bệnh. Hơn nữa, nó cũng là hành động vô bổ mà lại mất thời gian. Mà một khi thời gian bệnh nhân được đưa tới viện muộn thì hiệu quả điều trị giảm sút, có khi còn ‘đi’ luôn.

Từ những thông tin mà PGS. TS Hải chia sẻ trên báo chí này hy vọng sẽ giúp ích được cho mọi người. Chứ giờ nhiều người bị đột quỵ lắm luôn ấy, chẳng biết đâu mà lần. Nhất là giờ trời còn trở lạnh rồi.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X