Người có đường huyết cao thường có 5 biểu hiện, nên đi khám sớm kẻo gặp biến chứng nguy hiểm

5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng cao, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Liên tục cảm thấy khát nước Khát nước là một biểu hiện phổ biến khi lượng đường trong máu quá cao. Dù vừa uống nước xong bạn vẫn chưa thấy đã khát. Nguyên nhân là do lượng đường trong

5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng cao, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Liên tục cảm thấy khát nước

Khát nước là một biểu hiện phổ biến khi lượng đường trong máu quá cao. Dù vừa uống nước xong bạn vẫn chưa thấy đã khát. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể tự động tách phần nước có trong tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Lúc này, các tế bào bị thiếu nước sẽ khích thích não và tạo tín hiệu khát nước không ngừng nghỉ.

Mệt mỏi

Nếu bạn ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý nhưng vẫn thấy mệt mỏi thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường thường cảm thấy mất nước và mệt mỏi dù họ không làm việc gắng sức.

dau-hieu-benh-tieu-duong-01

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Khi lượng đường trong máu cao, trọng lượng cơ thể sẽ bị giảm đi một cách bất ngờ. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sử dụng glucose một cách hiệu quả để cung cấp năng lượng. Do đó, nó bắt đầu đốt cháy chất béo dự trữ trong cơ thể, cuối cùng dẫn tới giảm cân.

Nếu bạn không ăn kiêng, không cố gắng tập luyện nhưng trọng lượng vẫn giảm không rõ nguyên nhân thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.

Giảm thị lực

Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực và làm tăng nguy cơ mất thị lực. Nếu thấy sự thay đổi đột ngột về tầm nhìn thì bạn đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phương hướng điều trị.

dau-hieu-benh-tieu-duong-02

Đổi màu da

Tình trạng kháng insulin diễn ra trong cơ thể có thể dẫn đến sự thay đổi sắc tố da, đặc biệt là xung quanh cổ, các vùng khớp và chân. Nếu thay da đột nhiên bị sẫm màu, đừng chủ quan. Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

2 thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Trà xanh

dau-hieu-benh-tieu-duong-03

Trà xanh chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa và giúp hạ đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường nên uống trà xanh đều đặn mỗi ngày để giúp liểm soát đường huyết tôt hơn. Lưu ý, không nên uống trà quá đặc.

Mướp đắng

dau-hieu-benh-tieu-duong-04

Theo các nghiên cứu, cấu trúc hóa học của dịch chiết từ mướp đắng có tác dụng tương tự insulin, giúp hạ đường huyết. So với các thực phẩm khác, tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng là rất lớn.

Theo: Giaidnhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X