Người ba mặc kệ miệng đời nhảy múa bán bánh nuôi con ăn học. Vì con ba không bỏ cuộc

12h trưa, tại ngã tư đường Nguyễn Thị Nghĩa giao với đường Trần Hưng Đạo (quận 1, TP.HCM) dòng người đông đúc di chuyển chậm chạp, dường như ai cũng có sự mệt mỏi của riêng mình. Bỗng vỉa hè có tiếng nhạc cất lên, một người đàn ông da đen, bụng béo, mồ hôi

12h trưa, tại ngã tư đường Nguyễn Thị Nghĩa giao với đường Trần Hưng Đạo (quận 1, TP.HCM) dòng người đông đúc di chuyển chậm chạp, dường như ai cũng có sự mệt mỏi của riêng mình.

Bỗng vỉa hè có tiếng nhạc cất lên, một người đàn ông da đen, bụng béo, mồ hôi nhễ nhại giơ tay giơ chân múa những điệu múa riêng cùng hòa theo tiếng nhạc. Đồng loạt ai cũng ngoái đầu sang vỉa hè, nhiều người trố mắt, nhiều người khác không kìm được thích thú liền bật cười.

Người đàn ông nhảy múa nơi ngã tư đường

Đó là chú ba Chánh, sinh năm 1972, là người An Nhơn – Bình Định. Một tháng trước buôn bán ế ẩm nên chú nảy ra ý tưởng nhảy nhót để thu hút người đi đường. Mới đây, clip chú vừa bán, vừa nhảy nhót tình cờ được một người qua đường đăng lên mạng.

Chú không biết mình nổi tiếng trên mạng xã hội vì con điện thoại cũ mèm của chú chỉ nghe và gọi thôi. Có người ghé lại cho chú xem clip nhảy múa của chú, thấy mình trên mạng, chú Chánh thích thú cười, cảm ơn rối rít rồi tiếp tục công việc thường nhật.

 Chú ba Chánh, sinh năm 1972, là người An Nhơn - Bình Định

Chú ba Chánh, sinh năm 1972, là người An Nhơn – Bình Định

“Bây giờ chú bán bánh ống, chú bán bánh con sò, bánh kẹo đậu phộng, những cái bánh này là ngày xưa mình còn nhỏ mình ăn, thời đi học mình ăn, nói chung có những người nghĩ lại thời thơ ấu cũng có mua ủng hộ cho chú.

Cuối năm 1959 chú trở về địa phương, lấy vợ làm ăn rồi cuộc sống khó khăn chú mới vào Nam rồi từ 2005 cho đến nay cũng đã 14 năm. Chú mượn mặt bằng vỉa hè để kiếm sống và nuôi con.

Đứa thứ nhất là Nguyễn Thị Hồng Hiếu đang theo học năm thứ 4 học ngành kế toán. Đứa thứ hai là Nguyễn Tấn Tài đang theo học lớp 10 học trường chuyên Lê Quý Đôn ở thành phố Quy Nhơn.

Chú cũng hãnh diện là vừa rồi cháu nó thi Olympic ở Hà Nội được hai huy chương đồng. Cho nên là chú thấy cũng mừng, cũng phấn khởi”, chú Chánh không giấu nổi sự tự hào.

Theo lời kể của chú Chánh, năm 1993 sau khi xuất ngũ trở về, chú làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Từ làm ruộng, cắt cỏ cho đến phụ hồ, ai kêu gì làm nấy. Năm 2005, để có thể trang trải cho các con ăn học, chú cùng vợ khăn gói rời quê vào TP.HCM bán rong mưu sinh.

Mấy năm liền bán đậu phộng nhưng thứ đồ ăn này mùa được mùa mất, chú chuyển sang bán trái cây thì lỗ vốn vì bán chưa kịp đã úng thối nhiều, rồi vài tháng nay, chú chuyển sang bán bánh khô.

Người ba mặc kệ miệng đời nhảy múa bán bánh nuôi con ăn học

Người ba mặc kệ miệng đời nhảy múa bán bánh nuôi con ăn học

 Chú Chánh nhảy múa để bán bánh nơi ngã tư đường

Chú Chánh nhảy múa để bán bánh nơi ngã tư đường

Tháng đầu tiên ế ẩm, chú nảy ra ý tưởng mua thêm cái loa cũ, bật những bản nhạc, bắt đầu vừa nhảy múa vừa bán. Điệu nhảy ‘buồn cười’ ấy là chú học được trên tivi và của từ những ngày còn trẻ tham gia bộ đội.

Gương mặt hài hước, bụng phệ tròn tròn, người qua kẻ lại, có người khen chú dễ thương, vui tính, có người lại chê chú ‘tưng tửng’, điên khùng.

“Chú không ngại gì hết, việc làm này không ảnh hưởng đến pháp luật nhà nước. Làm cho người ta vui người ta mua thôi, chứ không có ngại gì hết. Những điệu nhảy này là chú bắt chước anh Trấn Thành, thấy Trấn Thành nhảy làm sao chú làm lại vậy, chú cũng cảm ơn anh Trấn Thành đã nhảy trên sân khấu, chú thấy vậy chú làm theo chứ chú cũng không có học hành gì”.

Khi mệt chú nghỉ một chút, vợ mua cho hộp sữa hay những người đi qua đi lại người ta cho nước, nạp năng lượng vô là chú nhảy tiếp”, chú Chánh tâm sự.

Vì con, ba không bao giờ bỏ cuộc!

Đều đặn mỗi ngày, 8 giờ sáng chú ba Chánh lại chạy chiếc xe cũ kỹ ra đường để bán. Chú rong ruổi khắp nơi, có hôm ở ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai – Cách Mạng Tháng Tám (Q.1), có hôm ngã tư Võ Thị Sáu – Bà Huyện Thanh Quan (Q.3), có lúc lại sang ngã tư Nguyễn Hữu Hào – Hoàng Diệu (Q.4),…

Có bữa, chú bán đến tận 1, 2 giờ sáng. Bán hết bánh chú mới trở về căn trọ, vì là phòng tập thể không có chỗ chứa đồ. Mỗi đêm, vợ chồng chú phải đóng 25 nghìn đồng mỗi người để có chỗ ngủ, còn lại đều chắt chiu, dành dụm cho các con ở quê.

Người ba mặc kệ miệng đời nhảy múa bán bánh nuôi con ăn học

Hiện giờ chú mướn nhà ở hẻm 385 Nguyễn Công Trứ, chú ở mướn chung với tập thể, cứ tối lại là nộp 25 ngàn, một đêm hai vợ chồng chú mất 50 ngàn, vì cuộc sống khó khăn nên mình phải ở chung ở lộn xộn vậy, người ta nói gì nói để kiếm đồng tiền mà đầu tư cho con, tại thấy cháu nó học hành như vậy chú thấy phấn khởi, hai vợ chồng chú làm không có biết mệt, chú múa theo điệu nhạc nhạc tới đâu chú nhảy tới đó, cho nên là mệt chú uống nước, khỏe chú làm tiếp.

Chú không có muốn bỏ cuộc, làm sao mà bỏ cuộc được, tại vì mình kiếm đồng tiền để cho con nó ăn học. Mệt thì nghỉ không bao giờ bỏ cuộc. Cũng có một số người đi ngang người ta thương người ta cho tiền mà cũng có một số người đi ngang qua lại chửi khùng khùng điên điên nhưng mà xã hội mà cháu, xã hội người ta nói sao người ta nói”.

Người ba mặc kệ miệng đời nhảy múa bán bánh nuôi con ăn học

Chú Chánh tâm sự sẽ không bao giờ từ bỏ vì các con

 Chú Chánh tâm sự sẽ không bao giờ từ bỏ vì các con

Dòng người vẫn vội vã đi qua, nơi góc ngã tư đường người đàn ông say mê với những điệu không tên. Với chú, 2 đứa con ngoan ngoãn, học hành giỏi giang chính là nguồn động viên lớn nhất khiến chú không bao giờ biết mệt mỏi.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X