Nghiên cứu về những đứa trẻ có sẵn kháng thể ngừa côvy khi ra đời: Do mẹ tiêm vắc xin lúc bầu

Nhiều khi nghĩ mà mình cũng thắc mắc là sao có những đứa trẻ sống chung mà lại không nhiễm. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ con thì yếu hơn người lớn. Sau mới biết là do cơ thể chúng đã có kháng thể ngừa cô vít. Nhưng mà tại sao vậy nhỉ

Nhiều khi nghĩ mà mình cũng thắc mắc là sao có những đứa trẻ sống chung mà lại không nhiễm. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ con thì yếu hơn người lớn. Sau mới biết là do cơ thể chúng đã có kháng thể ngừa cô vít. Nhưng mà tại sao vậy nhỉ vì bọn trẻ nhỏ đã được tiêm đâu.

Liên quan tới thông tin này, mình có đọc được trên tờ Vietnamnet và sẽ chia lại ở phần bên dưới cho mọi người cùng theo dõi nhé.

hình ảnh

Phụ nữ mang thai nên tiêm chủng. Ảnh minh họa, nguồn: internet

Dù chưa tiêm vắc xin nhưng có những đứa trẻ vẫn đã có kháng thể, không mắc bệnh dù sống giữa nhiều F0

Một nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy: khi được 6 tháng tuổi, trẻ có mẹ đã tiêm vắc xin cô vít trong lúc mang thai nhiều khả năng sẽ có kháng thể chống lại cô vít tốt hơn so với những đứa trẻ có mẹ chưa tiêm và bị nhiễm bệnh khi mang thai.

Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Jama. Nghiên cứu tiến hành phân tích trên 40 trẻ ở độ tuổi 6 tháng, trong đó có 28 trẻ có mẹ đã được tiêm 2 liều vắc xin mRNA khi mang thai từ 20 – 32 tuần. Các chuyên gia đánh giá: Đây là thời điểm mà việc truyền kháng thể của mẹ sang thai nhi qua nhau thai đạt mức cao nhất. 12 trẻ còn lại có mẹ chưa tiêm vắc xin nhưng từng nhiễm cô vít khi mang thai.

Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện nồng độ immunoglobulin G (IgG), – kháng thể phổ biến nhất trong máu ở 57% trẻ có mẹ đã tiêm vắc xin. Trong khi đó, chỉ số này ở nhóm còn lại chỉ là 8%.

Chỉ có điều, giới chuyên môn không nói rõ mức độ kháng thể cần phải cao thế nào để chống lại việc nhiễm cô vít. Hơn nữa, kháng thể không phải là yếu tố bảo vệ duy nhất của cơ thể.

TS. Andrea Edlow (Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Mỹ) cho hay: ‘Nhiều cha mẹ và bác sĩ nhi khoa muốn biết kháng thể từ mẹ tồn tại bao lâu sau khi tiêm chủng. Bây giờ chúng tôi có thể cung cấp câu trả lời. Chúng tôi hy vọng phát hiện này sẽ tạo thêm động lực cho phụ nữ mang thai đi tiêm phòng’.

hình ảnh

Nhiều bé sơ sinh có kháng thể nhờ mẹ tiêm vắc xin khi mang bầu, ảnh minh họa, internet

Nhiều dữ liệu công bố cũng nhận định: Nhiễm cô vít ở cuối thai kỳ có liên quan đến nguy cơ biến chứng sản khoa cao hơn. Trong hơn 14.000 phụ nữ sinh con trước khi có vắc xin thì có 586 người mắc cô vít ở mức độ trung bình hoặc nặng khi sinh hoặc trong vòng 6 tuần trước đó. Những người này nhiều khả năng phải mổ lấy thai, sinh non thậm chí là mất khi sinh hoặc gặp vấn đề nghiêm trọng do cao huyết áp, xuất huyết hoặc các bệnh nhiễm trùng không phải cô vít. Nguy cơ ở nhóm phụ nữ này là 26,1% còn những người không nhiễm bệnh thì con số này chỉ là 9,2%.

Ngoài ra, phụ nữ nhóm này cũng có nhiều khả năng bị sảy thai hoặc mất con trong thời kì sơ sinh.

Các nhà nghiên cứu cũng nói thêm: Việc nhiễm cô vít nhẹ hoặc không triệu chứng không liên quan tới việc gia tăng biến chứng.

Dữ liệu này được thu thập trước khi Delta và Omicron xuất hiện và phụ nữ mang thai chưa được tiêm phòng. Do đó, các chuyên gia nói rằng không thể dự đoán điều có thể xảy ra trong điều kiện hiện tại.

TS. Diana Bianchi nhấn mạnh: Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở và những người đang mang thai phải được tiêm chủng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác để chống lại cô vít.

hình ảnh

Cả nhà F0 nhưng có những đứa trẻ vẫn bình an vô sự. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Vì sao một số người tiếp xúc gần với F0 mà không nhiễm cô vít?

Theo các nhà khoa học, nhiều bằng chứng cho thấy có một số người có khả năng kháng cô vít một cách tự nhiên. Có lẽ những người này đã miễn dịch với cô vít kể cả đột biến.

Các nhà khoa học của Đại học College London (Anh) phát hiện ra các tế bào T của hệ thống miễn dịch của những người chưa bao giờ nhiễm cô vít dù tiếp xúc gần với F0 mỗi ngày tương tự ở người từng nhiễm cô vít. Cũng như kháng thể, tế bào T được tạo ra bởi hệ miễn dịch để chống lại kẻ xâm lược.

Các nhà nghiên cứu cũng lấy mẫu của trẻ em để tiến hành nghiên cứu. Kết quả, họ phát hiện ra rằng mẫu từ trẻ em có hàm lượng tế bào T cao nhất. Đó là lý do vì sao hiện nay, trẻ con ít bị nhiễm và cũng không bị nặng như người lớn.

Đây là những thông tin đã được báo chí đưa tin. Mọi người có thể tham khảo để biết thêm. Nói chung là giờ các mẹ đang mang thai thì cứ nên đi tiêm, chứ không lúc không may nhiễm sợ lắm. Vì nhiều nghiên cứu cũng như thực tế đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai mà nhiễm cô vít thì tiềm ẩn mối nguy cơ rất cao.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X