Nghẹn ngào số phận người phụ nữ có đôi chân voi: Vừa sinh con xong lại phải ăn cơm cúng của chồng

Nhớ về năm tháng xưa, người phụ nữ nghèo lại rơi nước mắt. Hồi ấy chị bị ngã xe đạp, cả người chẳng trầy xước gì, chỉ duy nhất có một vết rách nhỏ ở mắt cá chân. Chị cũng chẳng bận tâm vẫn phăm phăm đi làm ruộng, lội bùn. Chị Tỉnh cùng đôi

Nhớ về năm tháng xưa, người phụ nữ nghèo lại rơi nước mắt. Hồi ấy chị bị ngã xe đạp, cả người chẳng trầy xước gì, chỉ duy nhất có một vết rách nhỏ ở mắt cá chân. Chị cũng chẳng bận tâm vẫn phăm phăm đi làm ruộng, lội bùn.

Chị Tỉnh cùng đôi chân biến dạng (Ảnh: Cảnh Sát Toàn Cầu)

Nửa tháng sau, vết rách liền miệng, lên da non. Đấy cũng là thời điểm chị Tỉnh phát bệnh lạ: “Sau đó, chân của tôi biến dạng, to ra trông thấy. Nó cứ phình ra như cái chum ấy. Ai nhìn thấy cũng hoảng, bản thân tôi cũng sợ hãi lắm.

Gia đình vội đưa tôi đi bệnh viện huyện, nhưng các bác sỹ không xác định được nguyên nhân. Buồn nhất là gia đình tôi cũng không có tiền để điều trị ở tỉnh hay Trung ương. Nên tôi đành chấp nhận sống chung với hai cái chân khổng lồ cho đến nay”, chị kể lại.

Xấu hổ, chị Tỉnh may chiếc quần thật rộng. Chị vặn vẹo để che giấu đôi chân, nhưng bất lực. Chị đành cam chịu, mặc kệ ánh mắt săm soi của những người đối diện. Vào những ngày thời tiết thay đổi, chân chị đỏ rực, cơ thể nóng lạnh thất thường trong khi da chân tróc ra từng mảng như rắn lột da.

Hồi chưa bị bệnh lạ, chị Tỉnh cũng được nhiều người để ý. Thế nhưng, nghe tin chị mắc chứng “chân voi”, cánh thanh niên trong vùng dạt hết, không ai dám có ý định yêu đương gì với chị nữa. Đến năm 28 tuổi, chị mới lập gia đình.

Tiếc thay, người chồng của chị lại không thể là chỗ dựa cho vợ. Anh này uống rượu thay nước, cả ngày triền miên trong những cơn say. Lấy chồng không lâu, chị Tỉnh mang thai. Song, cái thai bị hỏng, đứa bé không được làm người.

Chị Tỉnh ngồi buồn bên con gái (Ảnh: Cảnh Sát Toàn Cầu)

Qua một năm, chị lại tiếp tục có bầu và sinh con gái đầu lòng. Đứa bé lớn được một tuổi, chị Tỉnh thụ thai lần nữa. Gần đến ngày sinh cháu thứ 2, tai họa ập xuống đầu chị Tỉnh. Anh chồng đột ngột qua đời – đấy là giữa năm 2012.

Chị Tỉnh nhớ lại: “Bụng chửa vượt mặt thì chồng chết, mà không biết anh ấy chết do bệnh gì. Tôi lê lết bên áo quan của chồng, hai cái chân gặp khí lạnh của người chết nên đỏ lừ, sưng tấy, còn con bé con khóc ngằn ngặt đòi bố. Sau đám tang chồng 12 ngày, tôi chuyển dạ, vượt cạn một mình. Hôm trước mổ đẻ, hôm sau tôi đã bê chậu quần áo đi giặt sầm sập rồi”.

Lúc anh chồng nằm xuống, chính quyền xã hỗ trợ 1 triệu tiền mai táng, chị Tỉnh dành tiền ấy để đi đẻ. Sinh xong rồi, chị không biết sống tiếp thế nào. “Hồi bấy giờ, hằng ngày tôi vẫn phải cúng bát cơm quả trứng cho hương hồn bố các cháu. Bà con đều bảo là mày không được ăn đồ cúng ấy đâu, nếu không sau này sẽ lú đấy. Nhưng mà, sau này còn chưa biết thế nào, bây giờ không ăn thì chỉ có chết đói.

Thế thì ai dè bỉu mặc kệ, cứ cúng cho bố các cháu xong là tôi lại ngả quả trứng với bát cơm cho hai mẹ con ăn qua ngày. Trong tâm mình tự nghĩ, thôi thì bố cháu góp quả trứng nuôi mấy mẹ con, âu cũng là phải đạo”, chị nghẹn ngào.

Đôi chân voi khiến chị khổ sở rất nhiều năm (Ảnh: Cảnh Sát Toàn Cầu)

Đã có nhiều khi, vì quá bí bách, chị Tỉnh nghĩ tới chuyện làm cách gì để mấy mẹ con ra đi cho thanh thản. Nhưng cứ nhìn 2 con thơ dại chị lại không đành lòng. “Tôi nghĩ con mình đủ bất hạnh lắm rồi. Thế nên tôi chẳng có quyền gì mà bắt chúng phải chịu khổ thêm một lần nữa. Tôi tự nhủ sẽ phải làm tất cả để nuôi các con mình khôn lớn” – chị Tỉnh nhớ lại.

Không thể làm ruộng, chị phải đi làm thuê với giá rẻ mạt, chủ yếu là đâm sen hoặc đan rế. Mỗi ngày, người ta trả cho chị 9.000 hoặc 10.000 đồng. Cuộc sống nhọc nhằn cứ thế trôi qua. Trong nhà chị Tỉnh không có vật dụng gì đáng giá.

Giờ đây, hễ ai cho năm chục, một trăm chị tích lại để đem đi mua thuốc giảm cơn đau. Cũng may, theo diện người khuyết tật, chị Tỉnh được hưởng trợ cấp 540.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, số tiền ấy cũng như muối bỏ biển.

Ngẫm mà thương cho số phận của một người phụ nữ nghèo khổ, bị căn bệnh quái lạ hoành hành, bao nhiêu năm sống vật vờ chịu hết mọi khổ đau, từ thanh xuân cho đến lúc sinh con đẻ cái, chị chưa một ngày được hạnh phúc trọn vẹn.

Chị lấy chồng nhưng không được chở che và cảm thông, thậm chí còn bị chính bạn đời của mình hắt hủi – thật chua chát biết bao. Rồi khi mất đi đứa con đầu lòng, chị vẫn tiếp tục gắng bước. Sau đó ông trời thương chị, cho chị thêm 2 đứa con nhưng cái nghèo cái đói vẫn tiếp tục không buông.

Và rồi bi kịch nối tiếp bi kịch, chồng chị qua đời khi chị sắp sinh, còn nỗi đau nào oan nghiệt như thế. Rồi khi sinh xong, chị cũng chẳng có ai quan tâm chăm sóc, phải tự gồng mình mà nuôi con. Xót nhất là cảnh chị phải ăn cơm cúng để có sức cho con bú sữa, sao mà khổ đến tận cùng!

Nhưng may mắn là chị vẫn lạc quan, chị vẫn còn nghị lực để bước tiếp, bởi chị hiểu bản thân mình vẫn là trụ cột cho gia đình. Sức chịu đựng ấy, không phải ai cũng làm được, vì xã hội ngoài kia đã có những câu chuyện đau thương khi người mẹ vượt ngưỡng cam chịu, đành rời bỏ trần gian.

Sau cùng, chỉ mong một người tốt như chị sẽ nhận được nhiều giúp đỡ, để những tháng này cô quạnh vất vả không còn nữa, để con chị còn có tương lai trong chuyện học hành. Ngẫm sinh ra với phận phụ nữ đã khổ trăm bề, nhưng là phụ nữ nghèo và bệnh thì đúng là quá trái ngang.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X