Ngày càng có nhiều người trẻ đột tử do tắm đêm. Vậy Tắm đêm vào giờ nào dễ gây đột tử?

Có nhiều người đi làm về trễ, mệt mỏi chỉ muốn tắm cho mát mẻ rồi đi ngủ, bất chấp đêm khuya. Cũng có người thích tắm khuya, tắm trước khi ngủ mới có cảm giác sạch sẽ, ngủ sâu. Nhưng ít ai biết rằng liệt mặt, chóng mặt, thậm chí đột quỵ nửa đêm

Có nhiều người đi làm về trễ, mệt mỏi chỉ muốn tắm cho mát mẻ rồi đi ngủ, bất chấp đêm khuya. Cũng có người thích tắm khuya, tắm trước khi ngủ mới có cảm giác sạch sẽ, ngủ sâu. Nhưng ít ai biết rằng liệt mặt, chóng mặt, thậm chí đột quỵ nửa đêm đều bắt nguồn từ việc tắm trễ.

Dùng thuốc chuẩn tại hồi sức cấp cứu: Giảm 3/4 tác dụng phụ và 1/5 tỷ lệ tử vong | Vinmec

Không ít người đột ngột qua đời nghi do đột quỵ do tắm khuya khiến người thân tiếc nuối.

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh tỉnh: thói quen tắm khuya, tắm khi nhiệt độ cơ thể quá chênh lệch lớn với nhiệt độ nước như: tắm nước lạnh ngay khi vừa đi ngoài trời nóng về; hoặc tắm, ngâm bồn nước nóng lúc trời lạnh… rất dễ rơi vào trạng thái sốc nhiệt.

Lý giải về điều này, bác sĩ cho hay nếu nhiệt độ nước tắm không phù hợp với nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách co hoặc giãn mạch để thích nghi. Khi mạch máu não bị co lại nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành co thắt đột ngột. Đặc biệt ở những người có bệnh lý đau thắt ngực do co thắt mạch vành khi tắm đêm rất dễ xảy ra cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim cấp.

Nếu may mắn, người tắm bị liệt mặt ngoại biên (còn gọi là liệt dây thần kinh số 7, méo miệng, mắt không nhắm được), đau mỏi vai gáy do cảm lạnh, gây chóng mặt té ngã. Nếu không may, nạn nhân bị đột quỵ, tử vong khi đang tắm. Ngay cả lúc tắm xong, nạn nhân cũng có thể bị cứng người, tái tím, ngưng tim ngưng thở đột tử trong lúc ngủ.

Cách đơn giản cứu người đột quỵ, tai biến mạch máu não tại nhà - VietNamNet

Hầu hết trường hợp bệnh nhân đã tử vong trước khi đến bệnh viện do bị tai biến mạch máu não, nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Do đó, những người có tiền sử hoặc có nguy cơ mắc bệnh này dễ tử vong khi tắm khuya. Một số bệnh nhân được cấp cứu kịp thời nhưng bị biến chứng liệt mặt ngoại biên, liệt nửa người, các vấn đề liên quan đến vận động…

Như ông T.V.T. (56 tuổi, nhà ở quận 10, TP.HCM) được người nhà đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng thở gấp, nặng nhọc, sau đó rơi vào hôn mê, mất tri giác. Sau thăm khám, bác sĩ phát hiện ông T. bị nhồi máu cơ tim, dù bác sĩ giữ được tính mạng, nhưng ông bị biến chứng liệt cả người suốt phần đời còn lại.

Khi bác sĩ hỏi bệnh sử, người nhà cho biết ông T. làm thợ xây, khỏe mạnh và hoạt bát. Ngoài uống rượu, ông T. có thói quen đi tắm bất kể giờ giấc, miễn ông cảm thấy nóng bức sẽ đi tắm và bật quạt ngay. Có thể vì vậy nên khi ông than mệt người nhà nghĩ ông trúng gió, cảm lạnh, đến khi ông T. không còn biết gì nữa mới đưa đến bệnh viện.

Bù dịch trong hồi sức cấp cứu | Vinmec

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo: Tắm đêm dễ bị đột quỵ, nhất là với những người đang bị bệnh hoặc bệnh vừa mới khỏi. Ngoài ra, Sài Gòn đang mùa nắng nóng, người dân nên chú ý về nhiệt độ nước khi tắm, không vào ngay nơi có máy lạnh khi đang đi ngoài trời nóng.

Theo bác sĩ, tắm vào buổi sáng tốt nhất và nên tắm với nước ấm vừa phải. Nếu đi làm về muộn nên tranh thủ nghỉ ngơi và tắm trước 20 giờ và ít nhất trước khi đi ngủ 2 giờ đồng hồ. Sau khi tắm tránh bật quạt, máy lạnh xoáy vào người.

Ngoài ra, bác sĩ khẳng định tắm đêm không có lợi cho cơ thể, thậm chí là cơ hội gây thêm những bệnh nặng khác. Đơn cử như trời nóng, lỗ chân lông phải mở để thoát nhiệt, lúc này tắm đột ngột, nước sẽ ngấm vào lỗ chân lông gây ra tình trạng cảm lạnh.

Hay tắm rồi để đầu ướt đi ngủ, mạch máu não sẽ có giãn ra, gây nên hiện tượng nhức đầu. Những người có thói quen này trong thời gian dài sẽ bị bệnh đau đầu mãn tính, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người lớn tuổi dễ bị viêm phổi, cảm cúm, đau đầu.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X