Năm nay, ngày ông Công ông Táo trùng với ngày lập Xuân: Gia chủ làm lễ cũng cần biết những điều kiêng kỵ

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, Viện nghiên cứu Bảo tổn Văn hóa và Phát triển phương Đông chia sẻ với trang Theo Thời đại plus của báo Gia đình & Xã hội, năm nay ngày cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp năm Canh Tý) trùng với ngày lập Xuân (4/2/2021) nên

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, Viện nghiên cứu Bảo tổn Văn hóa và Phát triển phương Đông chia sẻ với trang Theo Thời đại plus của báo Gia đình & Xã hội, năm nay ngày cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp năm Canh Tý) trùng với ngày lập Xuân (4/2/2021) nên việc lễ cúng có một số điều kiêng kỵ nhất định.

Không rút chân hương vào đúng ngày ông Công ông Táo

Thông thường, người dân sẽ rút chân hương (chân nhang), lau dọn bàn thờ vào dịp cúng ông Công ông Táo.

Tuy nhiên, do ngày 23 tháng Chạp năm nay trùng vào ngày lập xuân nên chuyên gia Song Hà cho biết người dân không nên rút chân hương vào đúng ngày cúng ông Công ông Táo.

Chuyên gia giải thích rằng với các nước có nền văn minh lúa nước như Việt Nam, ngày lập Xuân được coi là ngày đầu năm mới. Khi đó, người dân có thể thắp hương nhưng tránh tuyệt đối việc xê dịch bát hương hay rút chân hương.

Chuyên gia Song Hà hướng dẫn các gia đình vẫn cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp như bình thường nhưng nên lùi ngày rút chân hương. Có thể làm vào các ngày 24 hoặc 25 tháng Chạp.

Năm nay, ngày ông Công ông Táo trùng với ngày lập Xuân: Gia chủ làm lễ cũng cần biết những điều kiêng kỵ

Nên lau dọn bàn thờ sớm trước ngày ông Công ông Táo

Ngoài vấn đề rút chân hương, chuyên gia phong thủy Song Hà cũng khuyên mọi người nên tiến hành lau dọn bàn thờ từ ngày 20-21 tháng Chạp để chuẩn bị cho ngày ông Công ông Táo cũng như lập Xuân. Không nên làm đúng vào ngày 23 tháng Chạp.

Chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo

ong-cong-ong-tao-trung-ngay-lap-xuan-02

Tùy theo gia đình và phong tục vùng miền, lễ vật chuẩn bị cho mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có thể khác nhau. Tuy nhiên, đa số các mâm cỗ cúng đều có một số lễ vật sau:

– 3 mũ Táo Quân: Mũ của hai ông Táo (loại có 2 cánh chuồn) và mũ của bà Táo (loại không có cánh chuồn). Để giản tiện, một số gia đình chỉ cúng tượng trưng một mũ ông Công (có hai cánh chuồn), kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

– Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. Ngày nay, người dân có thể chọn cúng cá chép sống hoặc cá chép giấy tùy vào điều kiện.

Ngoài mâm lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc… gia chủ có thể chuẩn bị cỗ mặn với một số vật phẩm như sau 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc (hoặc thịt gà), 1 bát canh,1 đĩa xào, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu…

Gia đình có trẻ nhỏ nên dùng gà luộc để cúng Táo Quân. Gà này phải là gà cồ mới tập gáy (gà mới lớn) với ngụ ý nhờ Táo Quân xin Ngọc Hoàng cho đứa trẻ lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh, sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X