Mũi 3 nên tiêm vắc xin nào: Phát hiện loại cho kháng thể tốt sau 28 ngày nếu trước đó là Astra

Mình vừa đọc được thông tin một nghiên cứu được đăng trên chuyên san y khoa The Lancet gần đây đã đánh giá mức độ an toàn và khả năng đáp ứng miễn dịch được tạo ra khi tiêm mũi bổ sung sau 28 ngày ở 7 loại vắc xin khác nhau mọi người ạ.

Mình vừa đọc được thông tin một nghiên cứu được đăng trên chuyên san y khoa The Lancet gần đây đã đánh giá mức độ an toàn và khả năng đáp ứng miễn dịch được tạo ra khi tiêm mũi bổ sung sau 28 ngày ở 7 loại vắc xin khác nhau mọi người ạ.

Chắc hẳn ai cũng thắc mắc về loại vắc xin mà bản thân được tiêm đúng không? Vậy nên mình thấy có thông tin đăng trên báo Thanh niên, giờ chia sẻ lại cho những ai quan tâm nha.

hình ảnh

Hầu hết các loại vắc xin đều được sử dụng cùng một loại kháng nguyên. Ảnh minh hoạ/Nguồn: Internet

Nghiên cứu này có tên là COV-Boost. Để thực hiện nghiên cứu, các chuyên gia đã sử dụng 7 loại vắc xin để thử nghiệm, bao gồm: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Novavax, CureVac, Valneva (CureVac và Valneva là vắc xin mới đang được thử nghiệm giai đoạn cuối tại châu Âu).

Các chuyên gia đã thu thập mẫu máu từ những người tham gia trong 28 ngày sau khi tiêm liều vắc xin bổ sung để đánh giá mức độ kháng thể chống lại protein gai.

Kết quả cho thấy, ngoại trừ Valneva, các loại vắc xin khác đều giúp tăng cường khả năng miễn dịch ở những người tiêm các mũi đầu bằng vắc xin của Pfizer.

Còn với những người đã tiêm 2 mũi vắc xin AstraZeneca, cả 7 loại vắc xin này đều có tăng cường khả năng miễn dịch sau 28 ngày tiêm.

Tiến sĩ Saul Faust, giáo sư tại Đại học Southampton (Anh), cũng là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Dữ liệu về tác dụng phụ cho thấy tất cả 7 loại vắc xin đều an toàn để tiêm mũi thứ 3, với các tác dụng phụ ở mức độ có thể chấp nhận được như đau ở chỗ tiêm, đau cơ và mệt mỏi”.

Còn Tiến sĩ James Shepherd, giáo sư tại Trường Y Yale ở New Haven, Connecticut (Mỹ), nhận định: “Hầu hết các loại vắc xin đều được sử dụng cùng một loại kháng nguyên, protein gai, như một chất kích thích miễn dịch. Chính vì vậy mà chúng có thể phối trộn lẫn nhau”.

Theo chuyên gia này: “Kết quả của nghiên cứu COV-Boost từ Anh sẽ giúp các hệ thống y tế yên tâm hơn khi đưa ra các chính sách khuyến nghị tiêm chủng tăng cường từ các vắc xin có sẵn”.

hình ảnh

Cả 7 loại vắc xin đều có tăng cường khả năng miễn dịch sau 28 ngày tiêm. Ảnh minh hoạ/Nguồn: Internet

Vậy đối với những người từng là F0, sau khi mắc ‘cô vít’ bao lâu có thể tiêm vắc xin?

Đối với những người đã nhiễm ‘cô vít’ thì có thể tiêm vắc xin ‘cô vít’ ngay sau khi hồi phục và đã hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.

Bởi vậy sau khi âm tính trở lại, bạn hãy thực hiện tiêm vắc xin ngay khi đến lượt (kể cả liều cơ bản hoặc liều bổ sung hay liều nhắc lại).

Lý do vì theo các nhà khoa học, hiện vẫn chưa biết kháng thể ‘cô vít’ có thể tồn tại trong cơ thể người được bao lâu. Nếu kháng thể này yếu đi, thậm chí không còn, thì sẽ có nguy cơ tái nhiễm. Vì vậy, người đã khỏi ‘cô vít vẫn cần được tiêm vắc xin.

Hơn nữa, với những F0 đã khỏi ‘cô vít’, cơ thể họ đã có kháng thể nhưng là kháng thể của những biến thể virus trước đây. Khi đối mặt với những biến thể xuất hiện sau này, thì kháng thể đó chưa chắc có thể bảo vệ được cơ thể.

Trên đây là những thông tin đã được báo chí chia sẻ, như vậy mọi người đã có thêm thông tin về mũi vắc xin thứ 3 rồi, hãy đi tiêm phòng đúng lịch như hướng dẫn của chuyên gia y tế nha.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X