Một người có thể mắc CôVy bao nhiêu lần: Chuyên gia phân tích và chỉ rõ cách phòng tránh

Có người 6 tháng “dương tính”… 3 lần P.N., một sinh viên mới ra trường tại TPHCM cho biết, cô vừa thành F0 lần thứ 3. Trước đó vào ngày tháng 8/2021 khi đã tiêm mũi 2 vaccine đủ 14 ngày, N. thấy mắt bị đỏ, xuất hiện ho, đau họng nên chủ động test

Có người 6 tháng “dương tính”… 3 lần

P.N., một sinh viên mới ra trường tại TPHCM cho biết, cô vừa thành F0 lần thứ 3. Trước đó vào ngày tháng 8/2021 khi đã tiêm mũi 2 vaccine đủ 14 ngày, N. thấy mắt bị đỏ, xuất hiện ho, đau họng nên chủ động test nhanh Covid-19 cho kết quả dương tính. Vì không thấy triệu chứng quá nghiêm trọng, cô gái uống thuốc theo đơn của một bác sĩ, tự điều trị tại nhà và âm tính sau 14 ngày. Đến giữa tháng 11/2021, N. lại thấy nhức đầu liên tục tên tiếp tục mua test nhanh về thử và lại “2 vạch”. Lúc này, N. uống thuốc panadol và âm tính sau 3 ngày.

Đến tháng 2 năm nay (tức sau 3 tháng mắc bệnh lần cuối), N. thấy đau cơ, mệt mỏi suốt một tuần và ho có đờm. Không nghĩ mình lại dính Covid-19, cô gái chỉ uống thuốc ho bình thường nhưng không khỏi. Trước tình trạng tức ngực, khó thở kéo dài, N. mới bắt đầu nghi ngờ và tá hỏa khi xét nghiệm lại cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.

covid

Cũng 3 lần trở thành F0 là anh Mạnh (27 tuổi, tên đã thay đổi), điều dưỡng tại khoa Hồi sức tích cực – Cấp cứu (ICU), Bệnh viện Nam Sài Gòn. Anh Mạnh cho biết thời điểm tháng 8/2021, anh cùng các đồng nghiệp tham gia chống dịch, trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19. Chỉ một thời gian ngắn, anh được xác định dương tính thông qua xét nghiệm PCR.

Điều trị 2 tuần, nhân viên y tế này xét nghiệm PCR lại thì cho kết quả âm tính. Nhưng đến lần xét nghiệm PCR lần 3 để đủ điều kiện xuất viện, anh tái mắc Covid-19. Với triệu chứng ho sốt nhẹ, anh được các bác sĩ cho uống thuốc cảm thông thường, dùng kháng sinh và vitamin.

Tưởng đã “yên thân” với Covid-19 sau 6 tháng thì một tuần trước, anh Mạnh thấy đau rát họng khi vẫn đang làm nhiệm vụ điều trị F0. Anh lại được xét nghiệm PCR và ngỡ ngàng khi mình lại… mắc bệnh.

Một người có thể có nguy cơ mắc Cô vy bao nhiêu lần: Chuyên gia nói gì?

Xoay quanh vấn đề F0 tái mắc nhiều lần, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, về mặt khoa học việc tái nhiễm sau khi mắc bệnh hoặc bị nhiễm đột phá là hiện tượng có thể xảy ra. Bởi vì khi bị mắc bệnh, dù đã có kháng thể hoặc tiêm vaccin tạo kháng thể, nhưng kháng thể chủ yếu nằm trong máu. Trong khi đó, virus xâm nhập vào niêm mạc đầu tiên, gây bệnh và sau đó mới phổ rộng kháng thể lên.

Theo chuyên gia, việc tiêm chủng có hiệu quả phòng ngừa mắc bệnh, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Do đó việc nhiều người cho rằng tiêm vaccin rồi nhưng vẫn bị mắc do kháng thể thấp là điều hiển nhiên. PGS Dũng lý giải, sau một thời gian tiêm thì lượng kháng thể sẽ giảm đi. Quan trọng là khả năng tạo kháng thể của cơ thể vẫn còn, để ngăn cản sự tiến triển bệnh nặng và giảm nguy cơ tử vong.

Kháng thể là các protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể để giúp bạn chống lại bệnh. Chúng được tạo ra sau khi bạn đã bị mắc bệnh hoặc đã được tiêm vaccine. Các kháng thể có thể bảo vệ bạn khỏi mắc bệnh trong một thời gian sau đó.

Tương tự với Covid-19, sau khi mắc và khỏi bệnh, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể với virus. Theo các bác sĩ, bản thân miễn dịch SARS-CoV-2 không bền vững, kể cả mắc hay miễn dịch do tiêm vaccine. Vì thế, khả năng bảo vệ lâu dài không có.

Báo cáo của Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA) cho thấy kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, chỉ riêng vùng England đã ghi nhận 62 người có 4 lần xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, mỗi lần cách nhau ít nhất 90 ngày. Trong khi đó, dữ liệu thu thập đến ngày 6/3 vừa qua cho thấy 7.640 người khác đã 3 lần mắc Covid-19.

Các báo cáo theo dõi số ca mắc Covid-19 và cúm hằng tuần mới nhất của UKHSA cũng ghi nhận 715.154 ca tái nhiễm. Những người đã tái nhiễm nhiều lần có thể đã nhiễm các biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, ngay cả khi virus ngừng biến đổi ngay bây giờ, khả năng miễn dịch đối với các bệnh lây nhiễm qua đường mũi và họng cũng không tồn tại lâu dài. Vì thế, nhiều người có khả năng tái nhiễm theo chu kỳ 2 năm một lần hoặc lâu hơn.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết về cơ bản, những người đã tiêm vaccine cũng như những người đã mắc Covid-19 thì cơ thể tạo ra kháng thể trong 3-6 tháng. Do đó, những người đã nhiễm, trong vòng 3 tháng vẫn có thể bị nhiễm nhưng rất nhẹ, hoặc không có triệu chứng. Những trường hợp nhiễm có thể xảy ra ở những người có sức đề kháng kém, không tạo được miễn dịch. Vì thế, nếu đã bị nhiễm Covid-19, người dân vẫn phải tuyệt đối thực hiện 5K, theo dõi sức khỏe, không được chủ quan.

Chung quan điểm, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng cho biết khả năng tái nhiễm là hoàn toàn có thể, tuy nhiên thời gian bao lâu tùy thuộc vào từng cá nhân, chủng virus, nếu nhiễm biến chủng khác thì nhanh hơn. Cũng vì thế, dù đã mắc Covid-19 người dân vẫn không nên chủ quan, vẫn cần tuyệt đối tuân thủ 5K, đặc biệt là khẩu trang.

Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu về việc tái nhiễm, tuy nhiên thực tế đã ghi nhận các trường hợp mắc Covid-19 lần thứ 2, thậm chí thứ 3.Theo CDC Hoa Kỳ, bằng chứng hiện có cho thấy những người đã được tiêm phòng đầy đủ và những người trước đó đã nhiễm SARS-CoV-2 được bảo vệ trong ít nhất 6 tháng. Miễn dịch do vaccine và sự lây nhiễm trước đó đều cao nhưng không hoàn toàn. Đối với một số dân số nhất định, chẳng hạn như người già và suy giảm miễn dịch, mức độ bảo vệ có thể giảm hơn.

Bằng chứng hiện tại cũng chỉ ra rằng mức độ bảo vệ có thể không giống nhau đối với tất cả các biến thể của virus. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiêm vaccine sau khi mắc bệnh giúp tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ và làm giảm hơn nữa nguy cơ tái nhiễm.

Virus luôn biến đổi, bao gồm cả virus gây ra Covid-19. Những thay đổi này có thể dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể mới và có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm.

Vì vaccine không bảo vệ khỏi Covid-19 hoàn toàn, các chuyên gia cho rằng vẫn cần tuân thủ 5K để vừa giảm nguy cơ mắc bệnh, vừa giảm khả năng lây lan cho cộng đồng và giúp duy trì các hoạt động sinh hoạt xã hội, lao động sản xuất.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X