Mới sinh xong, mẹ rầu rĩ vì con có làn da Bao Công, 3 tháng sau đã biến thành Bạch Tuyết

Trên thực tế, em bé mới sinh sẽ rất khác trong tưởng tượng. Nhưng đừng lo vì em bé sẽ thay đổi từng ngày. Trong 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng đầu, sự thay đổi thể hiện rõ rệt nhất, và nó có liên quan mật thiết đến những gì mẹ ăn trong thai kỳ.

Trên thực tế, em bé mới sinh sẽ rất khác trong tưởng tượng. Nhưng đừng lo vì em bé sẽ thay đổi từng ngày. Trong 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng đầu, sự thay đổi thể hiện rõ rệt nhất, và nó có liên quan mật thiết đến những gì mẹ ăn trong thai kỳ.

1. Con chào đời, mẹ cứ trêu là Bao Công

Mới đây, một người mẹ nữ đã chia sẻ video về đứa con của mình lên mạng, làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi.

Trong video, người phụ nữ này cho biết, lúc mới sinh con chị cả người đều đỏ, da nhăn nheo. Mẹ chồng nói rằng em bé nào mới chào đời cũng như vậy. Không ngờ chỉ vài ngày sau, mẹ thấy da con ngày càng sẫm màu. Thậm chí nếu nói rằng đây là một em bé lai cũng có nhiều người tin.

hình ảnh

Điều này khiến cặp vợ chồng vừa lên chức bố mẹ lo lắng. Rõ ràng cả hai đều có làn da sáng, tại sao con lại có vẻ ngoài như thế? Người phụ nữ và chồng đều lo lắng. Nhưng mẹ chồng lại nói rằng trẻ con sẽ thay đổi từng ngày, bà từng chứng kiến nhiều đứa trẻ như thế này rồi. Bố mẹ da sáng thì sau này con cũng thế thôi.

Vì quá lo lắng, người mẹ đưa cháu bé đến bệnh viện khám. Bác sĩ sau khi xem xét thì cười xòa bảo em bé bị vàng da do sữa mẹ. Hầu hết sẽ cải thiện và biến mất khi trẻ lớn lên do gan phát triển hoàn thiện hơn. Nước da sẫm của trẻ do vàng da do sữa mẹ thường mất 3-12 tuần để trở lại bình thường.

hình ảnh

Đúng thật là chỉ ba tháng sau đó, làn da của em bé ngày càng trắng sáng, thậm chí còn vượt trội hơn cả bố mẹ. Người mẹ cho biết, ban đầu lo lắng quá, thường xuyên đưa con đi bệnh viện nhưng bác sĩ cứ trấn an bảo không sao. Giờ đây trong lòng mẹ mới nhẹ nhõm, cô chia sẻ:

“Khi chào đời ai cũng bảo Bao Công, sau ba tháng lại hóa Bạch Tuyết. Đúng là trẻ con thay đổi từng ngày các mẹ ạ”

Sau đó, người phụ nữ này đã đăng tải sự việc lên mạng. Ngay lập tức đã làm dấy lên những cuộc bàn tán sôi nổi của nhiều cư dân mạng:

“Em bé đã ở trong bụng mẹ suốt 9 tháng, trứng ngâm trà cũng thế thôi, nhìn là biết”

“Cái này đơn giản chỉ là thiếu sắt khi mang thai thôi. Do mẹ không nhận đủ sắt, đừng hỏi làm sao tôi biết điều đó, vì con tôi cũng giống vậy đó”

“Ôi trời, em bé nào sinh ra cũng nhăn nheo, sẫm màu, vài tháng là nét nào ra nét đó ngay. Con gái tôi mới chào đời cũng “si đèn đèn”, tôi còn ngỡ bác sĩ trao nhầm con nữa cơ. Nhưng bây giờ nó có làn da trắng và mái tóc đen dày y hệt chồng tôi. Yêu con lắm.”

hình ảnh

Chúng ta đều biết rằng màu da của trẻ em nói chung tương tự như màu da của cha mẹ chúng, và hầu hết chúng sẽ có màu da của bố mẹ. Nhưng nhiều đứa trẻ này trông cực kỳ sẫm màu, và một số thực sự trông giống như trẻ sơ sinh con lai. May mà con trắng ra sau 3 tháng, tâm trạng cha mẹ chắc như cưỡi mây bay. Nếu tố chất tâm lý của người cha không tốt, có khi sẽ nghi ngờ đủ thứ. Tuy nhiên, sức khỏe và vẻ ngoài của bé thực sự bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mẹ.

2. Vì sao em bé chào đời thường có làn da sẫm màu hoặc đỏ?

Làn da trắng hồng của con yêu là mong ước của nhiều ông bố bà mẹ, vì vậy các mẹ bầu đều mong sinh con được trắng trẻo. Nhưng hai, ba ngày sau khi con chào đời, nhiều bậc cha mẹ thất vọng: da con sao lại nhăn nheo, lúc đỏ lúc sẫm thế này?

Trên thực tế, da của trẻ sơ sinh không hẳn là màu đen mà là màu đỏ tía. Đó là do hệ tuần hoàn của bé còn non nớt, sau khi hít phải oxy, hệ tuần hoàn không thể vận chuyển oxy ngay đến các bộ phận trong cơ thể, nuôi da trắng trẻo hồng hào. Ngoài ra da bé còn mỏng nên sẽ sẫm màu hơn khi mới chào đời.

Nói chung, sau ba tháng, với sự trưởng thành dần dần của hệ tuần hoàn của trẻ, lượng oxy được cung cấp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, cộng với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nhiều bé sẽ thay đổi hoàn toàn. Làn da sẫm màu sẽ dần biến mất, chuyển sang trạng thái hồng hào, mềm mại.

Chúng ta biết rằng làn da của con người được chia thành hai lớp là thượng bì và hạ bì, ở dưới cùng của biểu bì có các tế bào hắc tố, nếu có nhiều hắc tố ở lớp biểu bì thì da sẽ sẫm màu, ngược lại nếu có ít tế bào hắc tố trong da, da sẽ trông trắng hơn.

Các yếu tố chính quyết định da của em bé là:

-Di truyền

Số lượng tế bào hắc tố trong da của em bé chủ yếu phụ thuộc vào sự di truyền. Ví dụ, nếu da của bố mẹ là da trắng thì xác suất con da trắng sẽ cao hơn rất nhiều. Tất nhiên cũng có trường hợp di truyền giữa các thế hệ, ví dụ bố, mẹ có làn da trắng nhưng con lại thừa hưởng gen da có nhiều tế bào hắc tố từ ông bà.

hình ảnh

-Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết

Yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết của tế bào hắc tố trên da là tia cực tím. Ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia tử ngoại, ánh nắng mà bé tiếp nhận càng mạnh thì các tế bào hắc tố hoạt động mạnh hơn, tiết ra nhiều hắc tố, khiến da bé càng sạm.

3. Mẹ bầu ăn gì để con da sáng, mắt to, mái tóc đen dày?

Mỗi ông bố bà mẹ đều muốn có một đứa con xinh xắn với đôi mắt to tròn và ngoại hình ưa nhìn. Trong xã hội ngày nay, ngoại hình đẹp cũng trở thành một lợi thế.

Trên thực tế, chế độ ăn uống của người mẹ khi mang thai cũng đóng một vai trò tích cực đến vẻ ngoài của em bé.

a. Ăn gì để con có làn da sáng?

Vitamin C có tác dụng làm loãng hắc tố và làm trắng da, mẹ bầu muốn con sinh ra da trắng hồng hào thì nên ăn thêm các thực phẩm chứa vitamin C. Vitamin C sẽ được truyền sang thai nhi qua dây rốn, có thể đạt được hiệu quả làm da trẻ sơ sinh!

Thực phẩm giàu vitamin C phù hợp cho mẹ bầu bao gồm:

– Kiwi: Được mệnh danh là vua của vitamin C. Kiwi rất giàu vitamin A và vitamin C. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C khi mang thai có thể làm cho làn da của em bé trắng hơn sau khi sinh.

– Táo: Không chỉ giàu đường, vitamin C và khoáng chất, các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho não thai nhi. Quan trọng hơn là rất giàu kẽm. Theo nghiên cứu, kẽm là thành phần của nhiều loại enzym quan trọng trong cơ thể con người và là nguyên tố chính để thúc đẩy thai nhi tăng trưởng và phát triển.

hình ảnh

– Cam, quýt: Giàu vitamin C, một quả cam gần như có thể đáp ứng đủ lượng vitamin C cần thiết hàng ngày cho cơ thể con người. Trong thời kỳ mang thai, mẹ nên ăn từ 2 đến 3 quả một ngày, không nên ăn quá 5 quả một ngày để tránh tình trạng thừa đường và mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

– Bưởi: Chứa nhiều vitamin C, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, chống béo phì khi mang thai, bưởi có tính mát, không nên ăn quá nhiều.

Mẹ bầu cũng nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A. Vitamin A có thể bảo vệ các tế bào biểu mô da và làm cho làn da của trẻ trở nên mỏng manh và sáng bóng trong tương lai.

-Thực phẩm cung cấp vitamin A: gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa, cà rốt, rau xanh, trái cây, trái cây sấy khô và dầu thực vật.

Mẹ lưu ý không ăn tương, dấm, nước ngoạt và các thức ăn có nhiều hắc tố, để bé có làn da trắng hồng từ trong bụng mẹ.

Mẹ bầu bị thiếu máu càng phải ăn nhiều rau củ quả có màu đỏ, hồng; giúp mẹ bầu và em bé có làn da hồng hào. Chẳng hạn như dâu tây, cà chua, mận tam hoa, thanh long đỏ, ổi ruột đỏ, củ dền, cà rốt.

b. Ăn gì để con có đôi mắt to?

Các cụ ngày xưa hay nói rằng, muốn con có đôi mắt to tròn, mẹ bầu ăn thêm những trái cây nhỏ tròn, chẳng hạn như anh đào và nho. Trong số các loại quả tròn nhỏ thì không nên ăn nhãn, vì nhãn là loại quả có tính ấm, các bà mẹ sắp sinh ăn vào rất dễ gây sôi bụng, và nghiêm trọng là sẩy thai và sinh non. Trong 3 tháng đầu thai nhi chưa ổn định nên tốt nhất mẹ không nên ăn nhãn.

Ngoài ra, mẹ có thể ăn một số loại hạt khi mang thai để con có đôi mắt to. Trong đó quả óc chó rất giàu axit linolenic và dầu hạt lanh, có vai trò rất tốt trong việc thúc đẩy sự phát triển võng mạc của trẻ. Và các khoáng chất và kẽm có trong nó cũng có thể đóng một vai trò tích cực trong sự phát triển não bộ của em bé.

Để chăm sóc thị lực thai nhi, mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A trong thai kỳ. Thực phẩm cung cấp vitamin A: gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa, dầu gan cá, cà rốt, táo, v.v. Trong số đó, gan gà chứa nhiều vitamin A nhất, kế đến là cà rốt, cà rốt thúc đẩy sự gia tăng hemoglobin, do đó làm tăng nồng độ của máu.

c. Ăn gì để con có mái tóc dày?

Để nuôi dưỡng mái tóc đen mượt và óng ả cho thai nhi, mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin B.

Thực phẩm giàu vitamin B gồm thịt nạc, cá, gan động vật, sữa, bánh mì, đậu, trứng, rong biển, quả óc chó, vừng, ngô và rau xanh. Những thực phẩm này có thể cải thiện chất lượng tóc của trẻ, không chỉ dày, đen mà còn bóng và sáng bóng. Mẹ cũng nhớ chú trọng ăn nhiều hạt óc chó và hạt mè đen.

d. Ăn gì để con có đôi chân dài?

Vitamin D có thể thúc đẩy sự phát triển của xương và tăng chiều cao cơ thể con người, đặc biệt là đối với thai nhi và trẻ sơ sinh.

Thực phẩm cung cấp vitamin D bao gồm da tôm, dầu gan cá bơn, bơ, trứng, gan gà và vịt và các loại gan động vật khác, cũng như sữa. Ngoài ra, cơ thể con người có thể sản xuất vitamin D sau khi tiếp xúc với tia cực tím, vì vậy tắm nắng là nguồn cung cấp vitamin D đáng tin cậy, mẹ bầu nên đi bộ nhiều hơn và hoạt động nhẹ ngoài trời.

Cung cấp đủ dinh dưỡng trong thai kỳ mà lơ là bảo vệ sau sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến con nha mẹ ơi. Đặc biệt là các mẹ thường phơi nắng hoặc đưa con đi chơi ngoài trời. Mặc dù phơi nắng rất tốt cho sự phát triển xương của bé và tăng cường sức đề kháng nhưng làn da của bé còn non nớt, việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ dễ làm tăng sắc tố da của bé. Tốt nhất bạn nên áp dụng các biện pháp chống nắng cho bé như đội mũ che nắng, chơi dù che nắng, bôi kem chống nắng cho bé, v.v.

Ngoài ra, mẹ cũng chú ý đến việc cấp nước và giữ ẩm cho trẻ. Ví dụ, sau khi tắm, hãy thoa dầu trẻ em dịu nhẹ cho bé và massage một lúc để thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Sự đồng hành của mẹ trong thai kỳ và trong sự phát triển của con ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé sau này.

Theo Webtretho Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://www.webtretho.com/p/moi-sinh-xong-me-rau-ri-vi-con-co-lan-da-bao-cong-3-thang-sau-da-bien-thanh-bach-tuyet
BÀI LIÊN QUAN
X