Mỗi ngày chỉ kiếm được 40k nuôi bà nội, bé gái nhặt được 300k vẫn trả lại cho nhân viên cây xăng

Còn nhớ cách đây không lâu, mạng xã hội từng xôn xao câu chuyện ‘tốt đời đẹp đạo’ được anh nhân viên ở trạm xăng ở Bến Lức (Long An) chia sẻ trên trang cá nhân của mình với nội dung đầy xúc động như sau: Bé gái trả lại tiền cho nhân viên cây

Còn nhớ cách đây không lâu, mạng xã hội từng xôn xao câu chuyện ‘tốt đời đẹp đạo’ được anh nhân viên ở trạm xăng ở Bến Lức (Long An) chia sẻ trên trang cá nhân của mình với nội dung đầy xúc động như sau:

Bé gái trả lại tiền cho nhân viên cây xăng (Ảnh: Saostar)

“Giữa dòng xã hội bon chen, cơm áo gạo tiền, đâu đó vẩn còn chút niềm tin về cuộc sống. Hồi sáng lo bán hàng, rớt tiền lúc nào không hay. Đang bán hàng cho khách thì có bé vé số chạy lại đưa tiền, khoảng gần 300 nghìn tiền lẻ: ‘Chú ơi chú làm rớt tiền, con lượm được trả lại chú nè’. Mừng rơi nước mắt, 2 ngày lương chứ ít gì, cám ơn con thiên thần bé nhỏ.”

“Con có thể nghèo về vật chất nhưng không nghèo về nhân cách, ra hỏi chuyện hai bà cháu thì lại càng thương hơn… thôi chú mua giúp con vài tờ, ráng chiều trúng rồi chú giúp đỡ, nghe cháu nói muốn được đi học mà không cầm được nước mắt…” , anh viết thêm.

Vâng, như đã nói ở trên, số tiền 300 ngàn không nhiều nhưng cũng không hề nhỏ. Với người giàu, uống một hai ly nước là tiêu hết sạch, nhưng với bé gái bán vé số, cần 1 tuần miệt mài lao động mới có thể làm ra bởi mỗi ngày em chỉ kiếm được 40 nghìn. Còn với với anh nhân viên trạm xăng ước tính là 2 ngày công vất vả.

Em cùng bà nội vất vả mưu sinh (Ảnh: Saostar)

Vậy mới thấy, đồng tiền được làm từ mồ hôi và xương máu luôn đáng quý dù ít hay nhiều, nhưng có người biết trân trọng, có người không. Lại nói thời đại bây giờ, lòng tham là thứ đang xâm chiếm xã hội này, dù chỉ 10 ngàn hay trăm tỉ, có người vẫn không từ thủ đoạn để giành giật cho bản thân.

Nói đâu xa, mới đây cũng có câu chuyện về hai nhân viên cây xăng ở Đắk Lắk vô ý làm rơi cọc tiền lớn trong lúc đang đùa giỡn với nhau. Bất ngờ, một người đàn ông từ xa tấp vào, gã đã nhanh chóng đạp lên xấp tiền hòng che mắt nhân viên cây xăng.

Sau khi khách không đổ xăng, nhân viên lui vào trong và đùa giỡn với đồng nghiệp nên không để ý đến hành động và lòng tham của gã đàn ông. Lợi dụng lúc hai nhân viên không chú ý, gã nhanh chóng cúi xuống nhặt xấp tiền một cách trót lọt rồi nhanh chóng rồ ga phóng xe đi. Theo ước tính, số tiền bị mất khoảng 20 triệu đồng.

Mỗi ngày, bé gái chỉ kiếm được 40 ngàn đồng (Ảnh: Saostar)

Thế đấy, 2 câu chuyện và 2 cách hành xử, khiến nhiều người phải tự suy ngẫm lại mình. Một bên là em gái bán vé số nghèo nhưng có tâm hồn cao thượng, một bên là người đàn ông đi xe máy hạng sang lại hành động kém văn minh.

Rõ ràng, nhân phẩm và danh dự của một người, có ‘cao’ hay không, có ‘đáng nể’ hay phải xem lối sống, cách suy nghĩ của họ. Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong, đừng nghĩ những kẻ giàu có, học thức và địa vị thì lúc nào cũng đáng được tôn trọng, yêu thương

Hẳn là nhiều người sẽ không quên, một trong những bài học đầu tiên trong sách Đạo Đức lớp 1 chính là câu thành ngữ: ‘Nhặt được của rơi, trả người đánh mất’. Nhưng ở thời đại bây giờ thì có lẽ, nó đã bị biến tướng thành: ‘Nhặt được của rơi, tạm thời bỏ túi’.

Hai bà cháu dìu nhau sống qua ngày (Ảnh: Saostar)

Lướt một vòng quanh mạng xã hội, cứ thấy em nhỏ nào được tôn vinh nhờ trả lại tiền vàng cho người đánh mất, cũng sẽ có những kẻ chạy vào móc mỉa kiểu như: “Úi, là bởi em này chưa trải sự đời’ hay ‘”lớn lên rồi sẽ hối hận” – Hỡi ơi! những tư tưởng như thế, chính là con sâu làm rầu nồi canh, đáng thất vọng và cay đắng biết bao.

Lại nói về câu chuyện của cô bé nói trên thì theo tìm hiểu, em tên là Châu Thị Trinh, sinh năm 2010, hiện đang sống cùng bà nội tên Nguyễn Thị Điệp, sinh năm 1969. Hiện tại, hai bà cháu đang gặp nhiều khó khăn. Bà Điệp bị tai nạn từ 10 năm trước, nay vẫn còn di chứng nên khó đi lại.

Thế nhưng, dẫu vất vả mưu sinh, hai bà cháu vẫn dặn nhau hãy luôn sống trong sạch. Và rồi, khi được người ta hỏi “Lượm được mấy trăm ngàn sao không lấy xài?”. Cô bé nhút nhát trả lời đầy hồn nhiên: “Dạ, con lượm rơi rồi con trả lại cho chú.”

Vâng, “lượm thì phải trả”, đạo lý đơn giản ấy đến con nít còn thấu hiểu, vậy mà sao người lớn lại cố tình cho qua. Hay là bởi chúng ta đã bị lòng tham che mờ con mắt, bởi những khó khăn cơm áo gạo tiền làm mờ lương tri?

Không, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, bởi nhân cách là do mình tự quyết định. Như câu chuyện của bé gái bán vé số, còn khổ và thảm thương hơn nhiều người, chưa tròn 10 tuổi đã phải lo lắng chuyện mưu sinh, chăm sóc cho bà nội.

Nhưng em không hề tham, vẫn giữ được sự hồn nhiên trẻ thơ và sự trong sạch của tâm hồn.Còn chúng ta, cũng xin lấy em làm gương, đừng để bản thân mình phải rơi vào cảnh hổ thẹn!

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X