Mẹ ruột của nữ công nhân vừa 𝚚𝚞𝚊 đờ𝚒 𝚟ì 𝙲𝚘𝚟𝚒𝚍-𝟷𝟿 nức nở: ‘Đứa con thơ dại biết dựa vào ai’

Theo thông tin em đọc từ Báo Tuổi trẻ, ca bệnh Covid-19 thứ 44 không qua khỏi của nước ta là chị Đ.T.M. – bệnh nhân 4807, 38 tuổi, quê ở xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Bà Lý Thị T. (SN 1961), mẹ ruột của chị M. đau đớn khi nhắc

Theo thông tin em đọc từ Báo Tuổi trẻ, ca bệnh Covid-19 thứ 44 không qua khỏi của nước ta là chị Đ.T.M. – bệnh nhân 4807, 38 tuổi, quê ở xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Bà Lý Thị T. (SN 1961), mẹ ruột của chị M. đau đớn khi nhắc đến con gái bất hạnh của mình, bà cũng chưa thôi xót xa khi hay tin con mất tại một nơi xa xôi và chưa kịp nhìn mặt con lần cuối.

Theo bà T., nhà nghèo, học hết cấp 2 chị M. đã phải nghỉ học để đi làm, khoảng thời gian đó, chị vào tận Sài Gòn để có thể kiếm kế sinh nhai, hy vọng có một tương lai tốt hơn. Nhưng bôn ba bươn chải khắp nơi, cuối cùng chị Minh về lại Lạng Sơn để gần cha mẹ.

hình ảnh

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân ở Bắc Giang – Ảnh: Tuổi Trẻ Thủ đô

Cách đây 7 năm, chị kết hôn và sinh con. Khi chị đang mang bầu được 2 tháng thì vợ chồng ly hôn. Chị M. phải sinh con và nuôi con một mình suốt 7 năm trời. Ngoài việc được gia đình chồng cũ gửi quần áo, đồ ăn cho con, chị M. không nhận được trợ cấp về mặt tiền bạc từ phía chồng cũ. Bởi lẽ, chồng cũ của chị cũng không có công ăn việc làm ổn định, không kiếm ra thu nhập hàng tháng.

Khi con được 2 tuổi, chị gửi nhờ ông bà ngoại chăm sóc để lặn lội từ Lạng Sơn đến Bắc Giang xin làm công nhân suốt 4 năm qua.

Mỗi tháng chị M. gửi cho ông bà ngoại 2 triệu đồng để nuôi con, tiền học phí chị gửi theo đợt. Cứ đến đợt con phải học phí, chị M. lại gửi riêng tiền học phí để ông bà ngoại đóng hộ.

Vì ca làm ở công ty luân phiên, một tuần làm ngày, một tuần làm đêm, nên chị M. chỉ có thể tranh thủ tuần nào làm ca đêm thì về với con cho đỡ nhớ. Mỗi lần về chị cũng chỉ ở được 1-2 ngày rồi lại đi.

Người mẹ nhớ ngày 8-5 vừa qua, chị thăm nhà còn mua tặng bố mẹ mỗi người một bộ quần áo mới trước khi trở lại Bắc Giang làm việc.

“Trước khi đi con có nói lần này đi không biết lúc nào mới về được vì đang dịch giã. Con mua cho bố mẹ mỗi người một bộ quần áo mặc vì sợ con không về được. Con còn dặn dò con trai chăm chỉ học hành”, bà T. xót xa.

Bản thân bà thuộc diện F2, nay con gái mất vì COVID-19 nên bác sĩ tư vấn gia đình bà việc hỏa táng trước khi đưa về quê. Bà T. cho biết chỉ có bố của M. được đến đài hóa thân để hỏa táng con gái, bà đành ở nhà trông cháu nhỏ, cùng cô dì chú bác lo lắng hậu sự để “con gái được an nghỉ”.

Được biết, bà T. có tất cả 3 người con. Chị M. là con cả, dưới chị còn 1 em trai và 1 em gái. Em gái chị M. đã đi lấy chồng, còn cậu em trai cũng làm công nhân. Em trai chị M. có một cháu nhỏ 2 tuổi, cuộc sống cũng không khá giả là bao.

hình ảnh

Ảnh minh họa: Internet

Vợ chồng bà T. chủ yếu làm ruộng, ngoài chút tiền con gái gửi về, bà T. cũng chỉ làm ruộng để bà cháu có rau ăn rau, có cháo ăn cháo.

“Bao nhiêu vạn người, sao em M. lại mắc phải chứ? Cuộc đời con đã khổ rồi, nay để lại con còn nhỏ dại biết dựa vào ai khi ông bà đã già yếu? Thương lắm con ơi”, bà T. nói trong nước mắt.

Chẳng ai mong muốn tình cảnh đáng buồn như trên xảy ra. Hiện tại, điều mà ai nấy đều mong mỏi đó là có thể sớm đẩy lùi được dịch bệnh, quay trở lại cuộc sống thường nhật. Muốn vậy, mỗi người hãy tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch và bảo vệ sức khoẻ của bản thân nhé./

Em chia sẻ lại thông tin về bệnh nhân này cho những mẹ nào chưa biết nhé:

Chiều ngày 24/5, Tiểu ban điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo ca tử vong 44 là bệnh nhân BN4807 nữ, 38 tuổi, là công nhân khu công nghiệp, ở Bắc Giang

Bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho, rát họng, mệt mỏi; được làm xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, được nhập viện điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng (Bắc Giang) ngày 17/5/2021.

Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp. Tối 22/5 bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong tình trạng: ho, tức ngực, khó thở, đau rát họng, phổi thông khí giảm hai bên. Chẩn đoán khi vào viện: Viêm phổi do COVID-19 biến chứng suy hô hấp.

Bệnh nhân được xử trí thở ôxy mặt nạ, điều trị kháng sinh, kháng viêm.

Khoảng 12h ngày 23/5 bệnh nhân diễn biến nặng hơn, tức ngực khó thở nhiều, chụp XQ cho thấy phổi tổn thương lan tỏa hai bên, được cấp cứu thở ô xy dòng cao HFNC.

Đến 22h bệnh nhân suy hô hấp nặng hơn. Qua hội chẩn với Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, tiếp tục hồi sức. Nhưng tình trạng của bệnh nhân diễn biến xấu hơn, ngừng tuần hoàn, cấp cứu ngừng tuần hoàn không có kết quả.

Bệnh nhân qua đời lúc 4 giờ 30 phút ngày 24/5.

Chẩn đoán tử vong: Sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân viêm phổi do SARS-CoV-2, biến chứng suy hô hấp tiến triển ARDS

BÀI LIÊN QUAN
X