“Mẹ hổ, cha mèo”, phương pháp giáo dục được cho là mang lại hạnh phúc và tiến bộ cho trẻ

Tuy nhiên theo các chuyên gia tâm lý lại cho rằng, khái niệm “cha hổ, mẹ mèo” đã không còn phổ biến như trước, mà thay vào đó là “mẹ hổ, cha mèo”. Có nghĩa là những ông bố sẽ xây dựng hình tượng người cha hiền từ trên con đường trưởng thành của con

Tuy nhiên theo các chuyên gia tâm lý lại cho rằng, khái niệm “cha hổ, mẹ mèo” đã không còn phổ biến như trước, mà thay vào đó là “mẹ hổ, cha mèo”. Có nghĩa là những ông bố sẽ xây dựng hình tượng người cha hiền từ trên con đường trưởng thành của con cái, làm người bạn đồng hành cùng con, còn người mẹ sẽ đóng vai trò nghiêm khắc hơn người bố trong gia đình.

Lời la mắng của cha ảnh hưởng đến tâm lý trẻ hơn người mẹ

Dẫn chứng cụ thể dưới đây hy vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ có cái nhìn khách quan hơn về phương pháp “mẹ hổ, cha mèo”. Theo đó, trong một tập phát sóng của chương trình truyền hình đài Đông Nam, Giáo sư quan sát thấy, hầu hết các khách mời là những người “lần đầu làm cha” đều cho câu trả lời là hai từ “nghiêm khắc” khi được người dẫn chương trình phỏng vấn “Bố của bạn là người như thế nào?”.

Một khách mời chia sẻ, ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm trí anh ta về cha mình chính là những câu la mắng “kém cỏi như một con lợn”, hình ảnh roi vọt, đánh đập con vì không nghe lời.

“Cách giáo dục của cha đối với chúng tôi là dùng vũ lực để giải quyết”, anh chia sẻ. Vì sợ bị đánh, anh chọn cách trốn chạy, ít gần gũi với cha mình. Thậm chí, khi anh bước vào tuổi trung niên, anh và cha vẫn còn “chiến tranh lạnh”.

Lời nói nặng nề của người cha đã khiến người đàn ông này gần như sống trong mặc cảm, lâu ngày cảm thấy mình vô dụng, khiến anh tự ti trước mặt đồng nghiệp, thậm chí anh còn cảm thấy sự tồn tại của bản thân chính là một sai lầm.

Có thể thấy rằng, tiếng nói của các ông bố trong gia đình có giá trị trong việc giáo dục con cái rất cao, tuy nhiên sự nghiêm khắc này lại khiến trẻ cảm thấy mặc cảm về mặt tâm lý.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn hình: Sohu

Bị cha la mắng thường xuyên, tình cha con sẽ khoảng cách hơn

Nghiên cứu của Đại học Cambridge cũng cho thấy, lời la mắng của cha ảnh hưởng nhiều hơn đến tâm lý của con so với những lời la mắng của người mẹ. Những lời nói này khiến khoảng cách giữa cha và con ngày càng tăng, thậm chí, một số đứa trẻ có thể trở nên “lạc lối” vì phải chịu những tổn thương của bạo lực ngôn từ.

Chưa kể đối với những gia đình sinh con trai, cách giáo dục của người cha sẽ trở thành hình tượng để các con bắt chước, mối liên quan này sẽ ảnh hưởng đến thế hệ sau. Còn với bé gái, chúng sẽ có cái nhìn không tốt về hình ảnh người đàn ông trong tương lai, đặc biệt khó khăn hơn trong việc lựa chọn người chồng cho riêng mình.

“Mẹ hổ, cha mèo” – phương pháp giáo dục mang lại sự hạnh phúc cho con cái

Thử tượng tượng một tình huống cụ thể như thế này, khi đứa con thất bại trong cuộc thi nào đó, người cha sẽ bước ra để an ủi động viện trẻ, dùng tất cả sự từng trải của mình để con cái tự tin hơn.

Ngược lại, người mẹ sẽ dùng lý trí của mình để giúp trẻ nhận ra mình còn thiếu sót điểm nào, bằng cách nói chuyện có phần nghiêm túc của mẹ nhưng không chút nóng nảy này thì trẻ sẽ cảm thấy được thuyết phục hơn.

Nói như vậy có nghĩa là, người cha sẽ đổi vai trò với người mẹ, động viên nhẹ nhàng khi chúng bị mẹ mắng. Nếu như con có điều gì không dám nói với mẹ, chúng sẽ trình bày với cha.

Sự kết hợp “Mẹ hổ, cha mèo” sẽ mang đến cho con trẻ cảm giác an toàn, hạnh phúc như được vỗ về, dẫu cho cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách thì con cũng không nản chí.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X