Mẹ Hà Nội chia sẻ cách vượt côvy tại nhà cho 2 con là F0: Mẹ âm tính vẫn phải chung phòng

Trong số đó có bao nhiêu trẻ con thì chẳng biết được, chỉ là nhìn xung quanh thấy dạo này số trẻ con dính cô vít nhiều quá. Ở cơ quan mình, mấy nhà đều bị lây từ con cả đấy. Nhà mình cũng đang có một đồng chí thành F0 sau mấy ngày đi

Trong số đó có bao nhiêu trẻ con thì chẳng biết được, chỉ là nhìn xung quanh thấy dạo này số trẻ con dính cô vít nhiều quá. Ở cơ quan mình, mấy nhà đều bị lây từ con cả đấy. Nhà mình cũng đang có một đồng chí thành F0 sau mấy ngày đi học.

Lúc đầu, mình cũng lo lắm vì con còn nhỏ đã bị cô vít thế. May sao đọc được bài báo về cách bố mẹ là F1 chăm con F0 trên Thanh Niên. Đọc xong cũng đỡ lo.

Cụ thể mình chia sẻ ở bên dưới nha.

hình ảnh

Bé là F0 điều trị tại nhà. Ảnh minh họa, nguồn: VOV

Con thành F0, bố mẹ tự điều trị thế nào cho hiệu quả nhất

Chị Lê Thị M.P (30 tuổi, ở Q.Thanh Xuân, Hà Nội) có 2 bé trai đều mắc cô vít, bé lớn mới hơn 5 tuổi còn bé nhỏ thì hơn 2 tuổi. Vợ chồng chị là F1 có kết quả âm nhưng cũng xin làm ở nhà để cách ly và tiện chăm con.

Trước đó, chị P đã chuẩn bị sẵn tinh thần vì dạo này dịch ở Hà Nội phức tạp quá. Chị mua sẵn thức ăn và thuốc thang dự trữ rồi nên giờ cũng không phải đi lại thường xuyên. Hiệu thuốc thì ngay dưới tòa nhà chị đang sống nên cần gì sẽ nhắn ban quản lý chung cư giúp đỡ.

‘Tôi chăm cả hai đứa, không cho chồng chăm vì sợ anh ấy dính. Giờ bớt được ai thì đỡ cho cả nhà nên chồng tôi cách ly ở phòng riêng còn 3 mẹ con sống chung, coi như sống chung với lũ thôi’, chị P chia sẻ.

Mặc dù chị vẫn thực hiện 5K nhưng con nhỏ quấn mẹ. Thế nên chị cũng xác định sẵn tâm lý rằng mình có thể hai vạch bất cứ lúc nào. Chồng chị cũng xin làm ở nhà và đảm nhận việc nấu ăn, rửa bát. Hai bé nhà chị có sốt cao nhưng may là không bị ho. ‘Tôi cho con ăn uống nóng, uống nước ép hoa quả và bổ sung vitamin. May mà các bé hợp tác nên cũng đỡ’, chị tâm sự.

Thật ra lúc đầu khi bé nhỏ mới dính, chị cũng sợ, khóc vì lo nhưng sau đó phải buộc bản thân bình tĩnh để cùng đồng hành với con. Bé lớn thì hiểu chuyện hơn nên chị tâm sự với con rằng là muốn khỏe lại thì chịu khó ăn và vệ sinh sạch sẽ. Bé nghe lời mẹ, ăn uống và còn mở tivi tập thể dục cho sớm khỏi nữa.

Còn Chị Trương Tiến (46 tuổi) có con gái 9 tuổi mắc cô vít từ ngày 22/2. Khi có kết quả nhiễm, chị cho bé về nhà, cách ly tại phòng riêng. Về phần vợ chồng chị trở thành F1 nên xin công ty cho làm tại nhà để cùng cách ly và tiện chăm sóc con.

Chị Tiến bảo: Bé nhà chị đi học lại từ trước Tết Nguyên đán. Vì vậy, khi con thành F0 chị không mấy bất ngờ do là từ thời điểm con đi học lại chị đã dự trù tới tình huống này rồi. Với lại, bé đi xe của nhà trường đưa đón, trên xe cũng có bạn nhiễm rồi. Vậy nên con thành F0 cũng chỉ là chuyện sớm muộn.

Có lẽ do chuẩn bị tâm lý từ trước nên khi nghe tin, chị không quá lo lắng. Vợ chồng chị ỏ nhà để bé cần gì sẽ gọi và đáp ứng kịp thời. ‘Bé chỉ bị sốt thôi chứ không có triệu chứng gì nhưng tôi vẫn xịt khuẩn thường xuyên và giữ vệ sinh kỹ. Lúc cần cho bé uống thuốc, tôi đeo khẩu trang vào với bé 5 phút rồi nhanh chóng ra khỏi phòng. Tôi dặn bé rửa mũi, vệ sinh, súc họng 3 lần/ngày. Bé cũng biết mình đang là F0 nên ý thức hợp tác uống thuốc’, chị nói.

Nhà chị Tiến có 5 người, bé lớn là F0 cách ly riêng, còn lại 4 người chia nhau ra. Mẹ chị đã 80 tuổi ở một phòng riêng, chị và bé thứ 2 (17 tháng tuổi) ở một phòng còn chồng chị ở phòng khách. Người lớn trong nhà đã tiêm 3 mũi vắc xin rồi, khi phát hiện bé là F0 thì đã cách ly ngay nên cũng đỡ lo. Giờ, mỗi ngày chị xịt cồn thường xuyên khắp nơi. Mong bé mau âm tính để đi học trở lại, cả nhà cũng trở lại cuộc sống bình thường.

hình ảnh

Cần chuẩn bị trước và bình tĩnh khi con là F0. Ảnh minh họa, nguồn: TL

Trẻ là F0 điều trị tại nhà, bố mẹ cần lưu ý gì?

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho hay: Khi trẻ mắc cô vít mức độ nhẹ thì nên được chăm sóc và điều trị tại nhà. Việc chăm sóc cần tuân thủ theo hướng dẫn, tránh tự ý dùng thuốc. Người chăm sóc cần chú ý các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa ngay đến cơ sở y tế khi cần.

Trong quá trình chăm sóc, cha mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt jhi con sốt trên 38,5 độ. Đồng thời, uống thêm nước, bù điện giải và đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt, không được tự ý cho con dùng thuốc chống viêm, chống đông khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ trở nặng gồm: thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím. Khi con trẻ có dấu hiệu này, cần đưa tới cơ sở y tế ngay để điều trị kịp thời.

Đây là thông tin mà báo chí cung cấp. Nói chung là giờ bố mẹ không chủ quan nhưng nên chuẩn bị sẵn tinh thần con có thể thành F0 bất cứ lúc nào. Đồng thời, cũng nên chuẩn bị sẵn những thứ cần thiết cho việc cách ly của con trẻ trong nhà đi. Ai biết được ngày mai sẽ ra sao đâu.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X