Mẹ bị 𝚕ũ 𝚌𝚞ố𝚗 và bố 𝚋ê 𝚝𝚑𝚊, xót bé gái Mông gùi em đi học 9 năm trước: Chuẩn bị đi du học, quá giỏi

Câu chuyện về cô gái dân tộc Mông Hoàng Thị Mũ (bản Nà Ca, thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) từng lấy đi nước mắt nhiều người. Nhưng hiện tại, Mũ là thiếu nữ 18 tuổi tài năng và đầy sức sống. Chia sẻ về tương lai, cô cho biết sẽ

Câu chuyện về cô gái dân tộc Mông Hoàng Thị Mũ (bản Nà Ca, thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) từng lấy đi nước mắt nhiều người. Nhưng hiện tại, Mũ là thiếu nữ 18 tuổi tài năng và đầy sức sống. Chia sẻ về tương lai, cô cho biết sẽ sang Trung Quốc du học tại Học viện nghệ thuật Quảng Tây, chuyên ngành Quản lý văn hóa theo diện học bổng toàn phần. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên cô nàng chưa thể sang nhập học, đành học online tại nhà.

Mũ nghẹn ngào kể lại quá khứ khó khăn. (Ảnh Dân trí)

Nhìn vào hiện tại, những người đã từng chung tay giúp Mũ đều mãn nguyện khi em đã vươn lên từ nghịch cảnh. 9 năm trước, mẹ Mũ thiệt mạng vì cơn lũ kinh hoàng, để lại ba con nheo nhóc cùng người chồng. Quá đau buồn, ba của Mũ sa đà vào rượu và không còn để tâm đến các con. Lúc này, gánh nặng gia đình đặt hết lên vai Mũ và khiến em – một cô bé 9 tuổi – đã phải bươn chải, lo toan cho hai đứa em: một 7 tuổi và một chưa đầy tuổi.

Trong những ngày khốn khó ấy, Mũ từng có lúc phải nghỉ học để chăm sóc các em. May mắn, cô Nông Thị Lới – giáo viên chủ nhiệm – đã tìm đến và mủi lòng trước hoàn cảnh của cô học trò đáng thương. Cô Lợi cũng là người giúp Mũ được quay lại trường, chia sẻ gánh nặng gia đình với em. Suốt 10 năm qua, cô Lới và các giáo viên vùng cao đã đồng hành cùng Mũ và hai em nhỏ.

Hình ảnh của Mũ vào 9 năm trước. (Ảnh Dân trí)

Ngày mẹ mất rồi bố bê tha rượu chè, Mũ không trách bố mà chỉ thương các em đến quặn lòng. Đáng ra, một bé gái 9 tuổi phải được học hành, được bố mẹ bảo bọc nhưng đằng này lại nặng gánh gia đình. Nghỉ học, Mũ bươn chải tìm bó rau, củ sắn để tự nuôi bản thân và hai em còn quá nhỏ. Cái ăn để no bụng, để sinh tồn và trông hai đứa em khiến Mũ không thể tiếp tục việc học.

Khoảnh khắc cô Lới và mấy bạn trong lớp đến tận nhà để hỏi han tình hình đã khiến Mũ mãi không bao giờ quên. Giây phút đó, em sà vào lòng cô và òa khóc, như thể tuôn hết bao vất vả, thiệt thòi bấy nay.

Mũ gùi em đến lớp và được các cô giúp đỡ. (Ảnh Dân trí)

Thấu hiểu hoàn cảnh của cô học trò đáng thương, cô Lợi đã tạo mọi điều kiện để Mũ có thể tiếp tục đến trường. Mỗi ngày, Mũ vượt 2km đường đèo, gùi em trên lưng và đến lớp để tiếp tục việc học. Thế là từ đó, các cô giáo tự nhủ đến trường sớm hơn để phụ giúp Mũ trông em. Cô Lới từng đề xuất trong buổi họp hội đồng, để mỗi giáo viên góp 10 nghìn hằng tháng giúp Mũ và các em. Có cô Lục Thị Toàn thường giúp Mũ đút cơm cho em ăn. Gánh nặng trên vai Mũ cũng dần được nhẹ đi vì được các cô thấu hiểu, san sẻ.

Gần 10 năm qua, từ nghịch cảnh khốn khó, Mũ đã từng chút vươn lên và giờ đây đã là một thiếu nữ giỏi giang, chuẩn bị du học. Thấm thía rằng, khó khăn sẽ đánh bại người hèn yếu và tạo động lực cho người bền chí vươn lên.

Trong hành trình ấy, ca ngợi ý chí của Mũ là điều dễ hiểu nhưng sâu xa cũng là nhờ tình thương quá lớn lao của cô Lới và các cô giáo vùng cao. Họ có thể nghèo, thiếu thốn vật chất nhưng tình thương luôn bao la. Một đứa học trò bỏ đến lớp là cả vấn đề và các cô luôn sâu sát, kịp thời giúp đỡ để các em học con chữ, về sau đỡ cực.

Khi Mũ đã trở thành du học sinh, hai em của Mũ hiện ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng. Em Hoàng A Dũng năm nay học lớp 11 và Hoàng Văn Bình năm nay 10 tuổi, học lớp 4. Mong rằng tấm gương nghị lực của người chị sẽ truyền cho các em để mỗi ngày cố gắng thoát khỏi khó khăn.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X