Lý do chỉ nên tiêm 1 liều vắc xin Covid-19 cho trẻ: bố mẹ cần biết khi Việt Nam chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 12 – 17 tuổi

Những loại vắc xin hiện hành hiện nay được nghiên cứu cho người lớn. Tuy nhiên, vắc-xin Pfizer là được công nhận có thể tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Ở Việt Nam cũng chuẩn bị tiêm phòng vắc xin cho trẻ từ 12 – 17 tuổi. Thứ trưởng Bộ Y tế

Những loại vắc xin hiện hành hiện nay được nghiên cứu cho người lớn. Tuy nhiên, vắc-xin Pfizer là được công nhận có thể tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Ở Việt Nam cũng chuẩn bị tiêm phòng vắc xin cho trẻ từ 12 – 17 tuổi. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: Bộ đang lên kế hoạch và lộ trình để triển khai vắc xin tiêm phòng cho trẻ em. Trước hết, đối tượng trẻ từ 12 – 17 tuổi sẽ được triển khai tiêm đầu tiên.

Theo dự kiến, ngày 15/10 này, Bộ Y tế sẽ ban hành Hướng dẫn tiêm vắc xin cho nhóm trẻ em này. Phấn đấu trong quý 4 năm nay sẽ tiêm đủ 2 mũi cho 95% trẻ trong độ tuổi từ 12 – 17 trên cả nước.

Cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, mới đây mình đọc được trên báo thấy Zing News có thông tin rất hay đó mọi người. Theo đó, giới chức Hong Kong, Anh, Na Uy và nhiễu nước đã đưa khuyến cáo rằng chỉ tiêm 1 mũi Pfizer cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

hình ảnh

Nên tiêm vắc xin cho trẻ. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Tiêm vắc xin cho trẻ nhưng chỉ 1 mũi, vì sao vậy?

Theo giới chức các nước này, việc tiêm 1 mũi vắc xin cho trẻ là điều cần thiết để bảo vệ chúng khỏi nCoV. Song cũng không gây ra tác hại tiềm ẩn với trẻ em. Đây là điều mà nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sau khi tiêm 2 liều Pfier.

Đối với Moderna hay các loại vắc xin mRNA nói chung đều đã được cảnh báo có thể làm tăng tỷ lệ viêm cơ tim, nhất là ở người trẻ.

Trong khi đó, viêm cơ tim là mối lo ngại cần quan tâm. Do đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã yêu cầu nhà sản xuất vắc xin phải tăng số lượng tình nguyện viên là trẻ em trong thử nghiệm lâm sàng. Vấn đề này đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận của giới chuyên gia khi quyết định phê duyệt vắc xin cho trẻ từ 5 – 11 tuổi.

Quan chức y tế các nước nhấn mạnh rằng: Họ đặc biệt lo lắng về vấn đề ngày một có thêm nhiều dữ liệu cho thấy thanh, thiếu niên khi tiêm vắc xin Moderna, Pfizer có nguy cơ bị viêm cơ tim cao hơn. Dù nguy cơ này rất nhỏ nhưng lại tăng lên đáng kể sau khi tiêm liều hai. Chính những con số này đã thay đổi quan điểm của giới chuyên gia về việc khuyến cáo tiêm chủng ở trẻ.

Trước đó, ngày 6/10, nhóm chuyên gia của Isreal từng công bố nghiên cứu mới cảnh báo về tỷ lệ viêm cơ tim gia tăng sau khi tiêm Pfizer. Isreal cũng là quốc gia đầu tiên phát hiện mối liên hệ giữa Pfizer, Moderna với bệnh viêm cơ tim cấp.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: Tỷ lệ bị viêm cơ tim sau tiêm vắc xin ở Isreal cao nhất là nhóm nam giới từ 16 – 19 tuổi chiếm 13,6%. Trong đó có khoảng 11/100.000 nam giới có dấu hiệu chỉ sau vài ngày được tiêm chủng. Tỷ lệ này cao hơn ước tính trước đó. Đối với nữ giới trong mọi lứa tuổi, tỷ lệ này không đáng kể.

Theo các chuyên gia, trong số 283 người có triệu chứng viêm cơ tim thì 142 người xảy ra sau khi tiêm Pfizer, 129 người có biểu hiện nhẹ. Đặc biệt, đã có một trường hợp qua đời.

Còn lại 14 người có biểu hiện bất thường về tim và phải nhập viện trong khi 10 người khác vẫn gặp dấu hiệu sau khi về nhà. May mắn là vài tuần sau, sức khỏe của bệnh nhân đã trở lại bình thường.

Các nhà khoa học kết luận: Tỷ lệ gia tăng viêm cơ tim ở mũi 2 so với mũi 1 là 1,76/100.000 người. Sau 30 ngày tiêm mũi 2, nam giới trong độ tuổi từ 16 – 9 có tỷ lệ bị viêm cơ tim là 1/6.637.

Do đó, các chuyên gia kết luận: Tỷ lệ bị viêm cơ tim mặc dù thấp song đã tăng lên sau khi tiêm liều Pfizer nhất là mũi thứ 2 và ở nam giới trẻ.

hình ảnh

Trẻ em nên tiêm một liều hay hai liều. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Một nghiên cứu khác được đăng trên tạp chí New England cũng cho thấy: bé trai từ 16 – 19 tuổi có tỷ lệ viêm cơ tim cao nhất sau liều thứ 2. Con số này gấp 9 lần so với bé trai cùng tuổi không chủng ngừa trong cùng thời gian.

Chính bởi những điều này nên chuyên gia các nước đề xuất chỉ nên tiêm 1 liều vắc xin Pfizer, Moderna cho trẻ em, thanh thiếu niên để làm giảm tác dụng phụ mà vẫn có kháng thể bảo vệ trẻ.

Hôm 7/10, Pfzer đã nộp đơn lên cơ quan quản lý Mỹ để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin cho trẻ em từ 5 – 11 tuổi.

Trước đó, hôm 20/9, Pfizer cũng thông báo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 – 3 cho thấy vắc xin của hãng này an toàn và hiệu quả cho trẻ từ 5 – 11 tuổi nếu chỉ dùng 1/3 so với liều dành cho thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Chỉ có điều, phản ứng của các chuyên gia về liều lượng dùng Pfizer nói riêng hay mRNA nói chung cho trẻ vẫn rất dè dặt. TS. Walid Gellad (Đại học Pittsburgh, Mỹ) cho hay: Các tác dụng phụ nghiêm trọng chủ yếu được ghi nhận ở bé trai. Do đó, hãng dược cần tính liều lượng thuốc kháng nhau với bé trai và bé gái.

Các chuyên gia đánh giá: việc tiêm chủng đủ 2 liều cho trẻ em cần được cân nhắc. Nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia.

‘Nguy cơ mắc nCoV nghiêm trọng ở trẻ 12 – 15 tuổi gần như không đáng kể. Do đó, các nhà chức trách cần tính toàn, đảm bảo vắc xin cho trẻ an toàn tuyệt đối’, ông nói.

Tuy nhiên, tại Mỹ vẫn có một số chuyên gia ủng hộ việc tiêm vắc xin mRNA đủ liều cho trẻ.

Những thông tin này đã được Zing đăng tải vào hôm 12/10. Có thể thấy rằng việc tiêm vắc xin cho trẻ là điều cần thiết nhưng tiêm thế nào, bao nhiêu mũi, liều lượng ra sao thì hẳn vẫn còn là một bài toán cần tìm lời giải.

Tại Việt Nam, vắc xin chưa được phê duyệt để sử dụng cho trẻ. Hiện tại, các loại vắc xin mới chỉ đang tiến hành áp dụng cho người lớn. Do đó, biện pháp tối ưu hiện nay vẫn là hạn chế cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc và yêu cầu trẻ tuân thủ 5K để bảo vệ bản thân.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X