Lời không thể tùy miệng, việc không thể tùy tâm, giữ miệng và phòng tâm là 2 việc quan trọng nhất đời người

Lời không thể tùy miệng Cái miệng chính là phát ngôn viên của cái tâm, chúng ta nói gì không phải do miệng quyết định mà là do trong lòng quyết định. Trong cuộc sống có nhiều người “miệng lưỡi nhanh hơn trí não”. Nhưng trực ngôn mau miệng lại không phải là ưu điểm,

Lời không thể tùy miệng

Cái miệng chính là phát ngôn viên của cái tâm, chúng ta nói gì không phải do miệng quyết định mà là do trong lòng quyết định.

Trong cuộc sống có nhiều người “miệng lưỡi nhanh hơn trí não”. Nhưng trực ngôn mau miệng lại không phải là ưu điểm, bởi lời nói khinh suất có thể gây tổn thương cho người.

Tùy tiện nhận lời chính là hoang ngôn. Những việc biết rõ rằng bản thân không thể làm được mà vẫn để người ta ôm hy vọng, vậy là ta đã tiêu xài lãng phí vốn ‘thành tín’ của mình.

Khi người khác thổ lộ tâm tư với bạn, đó là vì họ đã tín nhiệm bạn. Bán rẻ tín nhiệm của người khác thì sau này ai có thể đặt lòng tin vào mình đây?

Lúc tức giận, nếu hai người rời xa nhau trong im lặng, thì khi hết giận họ có thể trao đổi để hiểu thấu lòng nhau. Vẫn hai người ấy, nếu chỉ vì bực tức mà dùng từ ngữ tùy tiện không kiểm soát, gây nên phẫn nộ, thì chẳng phải mối quan hệ này sẽ dễ dàng chấm dứt hay sao?

Hai năm học nói, cả đời học ngậm miệng. Cho dù có hiểu hay không thì cũng không cần nói nhiều, tâm rối loạn thì hãy đợi bình tâm rồi từ từ mà nói, nếu thực sự không có gì để nói thì cứ giữ im lặng là được rồi.

Việc không thể tùy tâm

Muốn vào trường danh tiếng thì phải nỗ lực đủ nhiều. Muốn tìm được công việc như ý thì phải có năng lực đủ mạnh. Những sự việc trên đời đều là có giá cả, bạn muốn thu được kết quả gì thì cần phải bỏ công sức ra tương xứng.

Nhưng không phải là có ý nói rằng: ‘Tôi muốn làm gì thì làm nấy’, mỗi chúng ta đều có thân phận khác nhau. Cha mẹ là trụ cột gia đình, phải gánh vác trách nhiệm với gia đình. Thầy cô là cột trụ nâng đỡ tâm hồn học sinh, phải có trách nhiệm với học sinh. Mỗi người đều có vị trí, có nhiệm vụ riêng của mình.

Rất nhiều trường hợp chúng ta không thể hành xử tùy theo tâm tính, cũng không thể tùy theo cảm xúc hay tâm trạng bản thân. Lúc phẫn nộ, hễ mất kiểm soát sẽ tạo thành hậu quả không thể vãn hồi. Lúc vui vẻ quá đà hay khi lòng rầu rĩ, cũng sẽ đem lại cho chúng ta những phiền phức mãi không thôi.

Vây nên nói, tâm trạng là kẻ địch nguy hiểm của con người, kiểm soát được tâm trạng thì sẽ kiểm soát được cuộc đời.

Giữ miệng và phòng tâm

Trong đời sống tu tập, mỗi hành giả cần trang bị cho bản thân một kĩ năng sống cần thiết, hợp với đời sống thiền môn. Việc giữ lời nói cho đúng chánh pháp và luôn phòng hộ nơi tâm là một vấn đề cần thiết của mỗi hành giả trên tiến trình giải thoát.

Ý nghĩ của hành giả nếu tính kể ra thì không cùng tận, từ niệm thiện xen lẫn niệm ác, cho nên hành giả cần phải thận trọng, từng giờ từng khắc lưu tâm, đâu đâu cũng phải chú ý trong ngoài như một.

Phần lớn nhìn bề ngoài thì hành động tốt thậm chí là rất tốt, nhưng bên trong thì đầy dẫy vọng tưởng, làm sao để không vọng tưởng. Có nhiều hành giả trong tâm thì đầy vọng tưởng, nghĩ người ngoài không ai biết, rồi cứ vậy ngày ngày vọng tưởng, vọng tưởng đến nỗi bị đọa lạc lúc nào cũng không biết tại sao bị đọa.

Chúng ta là người tu phải giữ gìn khẩu nghiệp, đại chúng ở chung một nơi phải đề phòng chuyện thị phi không nên đụng đâu nói đó, tránh rước chuyện phiền phức về mình. Xin được trích bốn chữ “Độc tọa phòng tâm”, nghĩa là khi ngồi một mình chúng ta phải đề phòng tâm ý chớ chạy theo vọng tưởng, nhất là tâm d‚â‚m dục.

Người xuất gia chúng ta càng phải đặc biệt chú ý, không cho những tư tưởng vô ích đến quấy nhiễu. Vọng tưởng thì ai ai cũng có, khi khởi vọng tưởng rất khó trực tiếp loại bỏ nó nên vậy phải dùng phương tiện để khống chế, không cho nó khuấy động, như chúng ta có thể đọc kinh điển, niệm Phật, nghe pháp, xem phim Phật giáo, tọa thiền,… thì mới có cơ may ngăn được vọng tưởng.

Lời không thể tùy miệng, việc không thể tùy tâm, giữ miệng và phòng tâm là 2 việc quan trọng nhất đời người

Học đạo, mình cần phải có con mắt chọn pháp, nếu hợp với đạo lý thì học, ngược lại không hợp thì rút lui, chọn điều thiện mà theo, bất thiện thì cố gắng sửa đổi, có thể nói đây là quan điểm hết sức căn bản của người tu.

Rất nhiều trường hợp có người biết rõ lỗi của mình mà không sửa, biết mà vẫn làm sai nghĩ rằng nó không ảnh hưởng gì mấy. Có câu “ Đừng nghĩ một việc thiện nhỏ mà không làm, một việc ác nhỏ mà làm”.

Là người tu dù chỉ một việc thiện nhỏ chúng ta cũng phải làm, một việc ác nhỏ phải kiên quyết không làm, vì việc thiện lớn cũng từ việc thiện nhỏ, việc ác lớn cũng từ việc ác nhỏ, giọt nước lâu ngày cũng đầy lu, cho nên không thể nào khinh thường được.

Việc tu học không thể ngày một, ngày hai mà cần phải cả một quá trình sửa đổi cũng như hành trì các pháp của Đức Phật.

Vì vậy, mỗi hành giả ngay lúc này, cần phải tinh tấn, chuyên tâm tu học Giới – Định – Tuệ và hằng ngày luôn trong trạng thái chánh niệm từ thân, khẩu và ý. Và đó là con đường đưa hành giả đến với sự giác ngộ Vô thượng Bồ đề.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X