Kiến nghị đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng thiết yếu: Chuyên gia nói “cần triển khai sớm”

Mới đây, Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ Thông tin – Truyền thông) đã có văn bản gửi Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội, TP.HCM về việc kiến nghị cấp có thẩm quyền đưa sách vào diện mặt hàng thiết yếu để phục vụ năm học mới. Trước đó, NXB Giáo

Mới đây, Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ Thông tin – Truyền thông) đã có văn bản gửi Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội, TP.HCM về việc kiến nghị cấp có thẩm quyền đưa sách vào diện mặt hàng thiết yếu để phục vụ năm học mới.

Trước đó, NXB Giáo dục Việt Nam cũng đã đề xuất với Bộ GD-ĐT kiến nghị các cơ quan liên quan coi SGK là mặt hàng thiết yếu, được tạo điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh, lưu thông phân phối đáp ứng nhu cầu của học sinh và giáo viên trong tình hình d.ị.c.h b.ệ.n.h hiện nay.

Chọn mua sách giáo khoa năm học mới: Phân biệt sách giả, sách thật

Liên quan đến đề xuất này, trao đổi với PV, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, Bộ đã có văn bản đề nghị các địa phương tạo điều kiện để sách đến nhà trường, học sinh trước năm học mới. Theo phản ánh của các nhà xuất bản và các đơn vị phát hành sách, khoảng 95% sách đã được phát hành về các địa phương.

Tuy nhiên, việc vận chuyển sách giáo khoa từ các nhà kho, công ty phát hành về huyện, xã, các nhà trường và phụ huynh, học sinh, giáo viên trước năm học mới đang gặp nhiều k.h.ó k.h.ăn, nhất là tại các địa phương đang thực hiện g.i.ã.n c.á..ch x.ã h.ộ.i.

Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, cung ứng sách giáo khoa tới nhà trường, học sinh và phụ huynh để kịp thời chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022.

Chia sẻ với PV, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho hay, ông rất đồng tình với đề xuất đưa sách giáo khoa vào mặt hàng thiết yếu.

Mẹ bắt con quỳ vì thi trượt lớp 10: Không phải cách giúp con bước tiếp sau thất bại » Báo Phụ Nữ Việt NamTS Nguyễn Tùng Lâm

Ông Lâm phân tích, đối với các địa phương đang thực hiện g.i.ãn c.á.ch x.ã h.ộ.i theo Chỉ thị 16 như Hà Nội thì ngành giáo dục đã và sẽ tiến hành dạy, học online. Tuy nhiên, hiện nay chưa có sách giáo khoa mới nên phải yêu cầu học sinh lấy sách giáo khoa điện tử để học.

“Khái niệm mặt hàng thiết yếu đã được mở rộng thêm là những thứ phục vụ cho hoạt động sản xuất, dân sinh, lưu thông hàng hóa đều phải giải quyết nhanh.

Đối với giáo dục, chuẩn bị bước vào năm học mới thì sách giáo khoa là điều kiện tiên quyết, nhu cầu cần thiết nên phải đưa vào mặt hàng thiết yếu để giải quyết nhanh.

Ở các địa phương không thực hiện g.i.ãn c.á.ch theo Chỉ thị 16 thì cuối tháng 8 bắt đầu học và đầu tháng 9 khai giảng nên cần sớm đưa sách giáo khoa vào danh mục thiết yếu, cần thiết để phục vụ học sinh học tập.

Với các địa phương thực hiện g.i.ã.n c.á.c.h, việc dạy, học online thì có sách giáo khoa cho học sinh học sẽ tốt hơn nhiều. Những việc có lợi cho người dân cần triển khai sớm”, TS Lâm nêu ý kiến.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho rằng, dù chống d.ị.c.h nhưng việc giáo dục – đào tạo đối với học sinh vẫn rất quan trọng. Bởi nếu không làm tốt giáo dục, chúng ta có thể để lại một thế hệ bị hổng, không cập nhật tốt về kiến thức.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo cách đeo khẩu trang vải và khẩu trang y tếPGS Trần Đắc Phu

“Thiết yếu hay không thiết yếu chỉ là định nghĩa, còn cá nhân tôi thấy rằng, sách giáo khoa của học sinh là mặt hàng cần thiết, cần ưu tiên vận chuyển kịp thời để phục vụ cho năm học mới.

Tuy nhiên, phải xác định rõ, chỉ ưu tiên đối với các sách giáo khoa, sách phục vụ cho học sinh học tập còn các sách khác hay truyện… vẫn cần tạm thời dừng, đảm bảo cho công tác phòng, chống d.ị.c.h C.o.vid-19”, PGS.TS Phu nói thêm.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X