Khát vọng làm mẹ của thai phụ đi bằng 2 tay: Phải đi “xin” con, mẹ già khóc nghẹn vì thương con

Chị H.T.N luôn khao khát có thể ẵm con trên tay mặc cho thân hình chị có những khiếm khuyết. Ước mong đó đã trở thành động lực khiến chị quyết tâm đi “xin” một đứa con. Cảm nhận con lớn dần trong bụng, người mẹ tật nguyền càng mạnh mẽ hơn. Chị H.T.N đang

Chị H.T.N luôn khao khát có thể ẵm con trên tay mặc cho thân hình chị có những khiếm khuyết.

Ước mong đó đã trở thành động lực khiến chị quyết tâm đi “xin” một đứa con. Cảm nhận con lớn dần trong bụng, người mẹ tật nguyền càng mạnh mẽ hơn.

 Chị H.T.N đang mang bầu ở tháng thứ 9.

Chị H.T.N đang mang bầu ở tháng thứ 9.

Khát khao làm mẹ cháy bỏng của người phụ nữ khiếm khuyết

Chị H.T.N 37 tuổi, sống tại Nghệ An đang mang bầu ở tháng thứ 9. Đôi chân khiếm khuyết của chị xưa nay đã chẳng thể làm đúng nghĩa vụ của nó. Không thể đi bằng chân, chị N. phải dùng đôi tay để di chuyển.

Trời mùa hè nóng bức, cái thai to khiến cho việc đi lại của chị N. trở nên khó khăn hơn. Dù vậy, mỗi khi cảm nhận được đứa trẻ trong bụng đang “cổ vũ” mình, chị N. lại thấy hạnh phúc, bao mệt mỏi dường như tan biến.

 Chị N. phải đi lại bằng 2 tay.

Chị N. phải đi lại bằng 2 tay.

Chị N. chia sẻ, nửa tháng nữa là chị lâm bồn, nhưng vì thể trạng yếu nên chị N. sẽ phải sinh mổ. Đưa tay sờ bụng, chị N. hạnh phúc nói thêm: “Việc mang thai đối với người khiếm khuyết như tôi chắc vất vả hơn nhiều so với người bình thường. Thời tiết thì khắc nghiệt. Thế nhưng, vì con tôi sẽ cố gắng vượt qua tất cả, chỉ mong đến ngày được nhìn thấy mặt con”.

Theo chia sẻ của bà L. – mẹ chị N., lúc mới sinh, chị N. vẫn bình thường như các anh chị em khác. Ấy thế mà 7 tháng sau, một cơn sốt cao đã để lại biến chứng khiến chân chị N. yếu ớt, không thể di chuyển.

Sau này, nhờ tập luyện mà chị N. có thể đi lại bằng 2 tay. Dù không thể đi học nhưng chị N. vẫn biết đọc, biết viết và tính toán nhanh qua việc học từ các em.

Khát vọng làm mẹ của thai phụ tật nguyền:

Chị N. và mẹ.

Cơ thể mang khiếm khuyết nhưng chị N. vẫn khao khát có thể là mẹ. Khao khát đó đã thúc giục chị đi “xin” một đứa con. Chị N. giãi bày:

“Ngày biết tôi mang thai, bố mẹ chỉ biết nhìn nhau khóc vì thương con. Không đau lòng sao được, khi cuộc sống của tôi còn phụ thuộc hoàn toàn vào người khác thì làm gì chăm sóc được con.

Tôi mang thai cũng là đang đánh cược số phận. Bố mẹ tôi đã già yếu, hoàn cảnh lại khó khăn, nuôi con đã vất vả giờ còn thêm cháu. Đã thế còn thêm nỗi lo con chào đời có được bình thường, khỏe mạnh hay mang số phận giống mẹ”.

Kinh tế khó khăn, đến đồ sơ sinh cho con cũng chưa sắm được

Nghĩ đến chặng đường gian nan phía trước, chị N. không khỏi lo lắng. Vì thể trạng yếu nên bác sĩ yêu cầu chị N. nhập viện, thế nhưng gia đình lại không đủ kinh tế. Thậm chí, cả đồ sơ sinh cho con chị N. cũng chưa mua được.

Các em của chị N. dù đã lập gia đình nhưng cũng chẳng ai khá giả. Cuộc sống của cả gia đình chị chỉ phụ thuộc vào vài sào ruộng cùng với 504.000 đồng tiền trợ cấp hàng tháng.

 Bà L. chỉ mong cháu chào đời khỏe mạnh.

Bà L. chỉ mong cháu chào đời khỏe mạnh.

Chặng đường phía trước đầy gian nan, vất vả nhưng mẹ chị N. vẫn hy vọng cháu mình có cuộc sống khỏe mạnh để con có chỗ cậy nhờ về sau.

Mẹ chị N. nghẹn ngào nói: “Vất vả tôi chẳng sợ, chỉ sợ không có sức khỏe để làm chỗ dựa cho con, cháu. Con tôi đã chịu quá nhiều bất hạnh, thiệt thòi. Giờ chỉ mong cháu tôi chào đời khỏe mạnh, sau này con tôi có chỗ cậy nhờ. Vợ chồng tôi già yếu chẳng khác nào ngọn đèn trước gió, tắt lúc nào không hay”.

Tình mẫu tử quả là thiêng liêng, dù cho có khó khăn nhưng người phụ nữ vẫn luôn cố gắng để thực hiện thiên chức làm mẹ. Hy vọng rằng, em bé sẽ chào đời một cách khỏe mạnh và cuộc sống của chị N. sẽ ngày càng được cải thiện hơn.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X