Kết bạn với ‘đàn ông nước ngoài’ trên mạng xã hội, người phụ nữ 𝗯ị 𝗹ừ𝗮 500 triệu đồng

Mới đây, Công an tỉnh Bình Định cho biết đã tiếp nhận đơn trình báo của bà Đ.T.H.H (47 tuổi, ngụ xã An Hòa, huyện An Lão). Theo đơn trình báo, đầu tháng 4 vừa qua, bà H. kết bạn với tài khoản Facebook cá nhân có tên Paulino Jeff. Sau khi làm quen, người

Mới đây, Công an tỉnh Bình Định cho biết đã tiếp nhận đơn trình báo của bà Đ.T.H.H (47 tuổi, ngụ xã An Hòa, huyện An Lão). Theo đơn trình báo, đầu tháng 4 vừa qua, bà H. kết bạn với tài khoản Facebook cá nhân có tên Paulino Jeff. Sau khi làm quen, người này nói mình ở nước ngoài và cần về Việt Nam sinh sống, muốn gửi tiền nhờ bà H. mua giúp nhà, đất.

Được bà H. đồng ý, “người bạn nước ngoài” này xin số căn cước công dân và số điện thoại của bà H. để “chuyển tiền” về cùng với một “món quà”.

Ngày 10/5 bà H. có nhận một cuộc điện thoại từ một người phụ nữ thông báo có gói hàng gửi từ nước ngoài đến Hải quan Việt Nam, yêu cầu bà H. nộp phí hải quan 36 triệu đồng vào một số tài khoản để nhận hàng.

 

Bà H. không nghi ngờ mà chuyển 36 triệu đồng vào số tài khoản được yêu cầu. Tuy nhiên, người phụ nữ trên vẫn nhiều lần gọi điện thoại yêu cầu bà H. chuyển thêm tiền để “nhận quà”. Từ ngày 10 – 18/5, tổng cộng bà H. đã chuyển khoản khoảng 500 triệu đồng vào cùng một số tài khoản. Tuy nhiên, đợi mãi vẫn không thấy có người gọi nhận hàng, lúc này bà H. mới biết là mình bị lừa. Sau đó, bà đã đến Công an huyện An Lão để trình báo vụ việc.

Công An tỉnh Bình Định cho biết thời gian gần đây tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, tỉnh này đã xảy ra 14 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm 5,4% số vụ phạm pháp hình sự, tăng 6 vụ ( 87,7%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều nhất là thị xã Hoài Nhơn 5 vụ, huyện An Lão 3 vụ, TP Quy Nhơn 2 vụ, thị xã An Nhơn và các huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh mỗi nơi 1 vụ. Trong đó, có nhiều vụ dùng thủ đoạn lợi dụng mạng viễn thông, internet, mạng xã hội để thực hiện hành vi phạm tội.

Để chủ động phòng tránh các hoạt động lừa đảo qua không gian mạng, người dân cần:

– Đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ cơ quan nhà nước đặc biệt là lực lượng công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại; không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kì đối tượng nào khi chưa biết rõ nhân thân và lai lịch của người đó.

– Thường xuyên kiếm tra và cập nhập các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội. Thường xuyên thay đổi và bảo đảm độ mạnh của mật khẩu (kết hợp chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt). Không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

– Không cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của mình cho các đối tượng mà mình không quen biết. Thận trọng rà soát và kiểm tra thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Đồng thời, có biện pháp bảo vệ các tài khoản ngân hàng, tài khoản cá nhân để tránh bị các đối tượng lợi dụng, chiếm đoạt.

– Thận trọng khi nhận các thư điện tử. Kiểm tra kỹ địa chỉ thư điện tử nhận được xem có đúng là thư điện tử của mình quen biết gửi đến hay không. Không nhấp vào liên kết hoặc mở tệp đính kèm trong thư điện tử mà không muốn nhận hoặc đến từ người gửi không xác định. Chỉ mở thư điện tử hoặc tải xuống phần mềm/ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy.

– Không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân có liên quan như: căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc thẻ ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản ngân hàng cho người không quen biết.

– Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp cận và hướng dẫn giải quyết.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X